Ngày 16-21/4, ban tổ chức Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) của Bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn đợt 1 - “Giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới” cho 200 báo cáo viên nguồn.

Trong đó có 120 giảng viên sư phạm; 60 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường phổ thông giỏi; 20 cán bộ quản lý và chuyên viên của Bộ.

{keywords}
 

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, mục tiêu của đợt tập huấn là giúp báo cáo viên nguồn hiểu rõ những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục phát triển năng lực và các yêu cầu cốt lõi đối với giảng viên cốt cán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Theo lộ trình, 200 báo cáo viên nguồn này sẽ tham dự đợt tập huấn thứ 2 từ ngày 20 đến 24/5 với nội dung chính là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành giáo dục phát triển năng lực, tập trung vào các kỹ thuật tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức giảng dạy.

{keywords}
 

Sau mỗi đợt, báo cáo viên tiếp tục được huấn luyện trực tuyến để áp dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào việc đào tạo cho đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Giảng viên của khóa tập huấn (gồm cả 2 đợt) là các chuyên gia đến từ Trường Đại học Melbourne - một trong những trường đại học lâu đời nhất của (Australia và cũng là trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu và giảng dạy; nơi đã đào tạo ra nhiều giáo sư, học giả có tư duy đổi mới, cấp tiến và sự nghiệp thành công trên thế giới.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

“Đây là những chuyên gia quốc tế, đợt này chúng tôi tuyển chọn 4 chuyên gia của Trường Đại học Melbourne. Họ cam kết sẽ hướng dẫn thực thi chứ không chỉ về lý thuyết. Do đó sau thời gian tập huấn trực tiếp, đội ngũ báo cáo viên của chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia sau đó trong việc phát triển bài học cụ thể qua trực tuyến. Tức sau 5 ngày tập huấn trực tiếp, những bài học được các báo cáo viên thiết kế sẽ được đưa về các nhà trường để tổ chức giảng dạy, ghi hình rồi gửi cho đội ngũ chuyên gia của Australia để họ phân tích, góp ý. Mọi vướng mắc đều có thể trao đổi với đội ngũ này qua những buổi tập huấn online.

Các bài học được quay lại cùng những phân tích của chuyên gia cũng chính là các nguồn để cấu thành, phát triển bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên, được đăng tải trực tuyến để triển khai tập huấn mở rộng”, ông Thành nói.

{keywords}
 

Các báo cáo viên nguồn sẽ được thực hiện theo hướng tập trung vào xây dựng năng lực và thay đổi nhận thức, hành vi thông qua tương tác hai chiều. Các học viên sẽ được chia thành những nhóm nhỏ, cùng giảng viên tham gia vào các hoạt động tương hỗ liên kết giữa lý thuyết và thực hành; hợp tác giải quyết những vấn đề cụ thể.

{keywords}
 

200 báo cáo viên nguồn này sẽ bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt. Những giảng viên chủ chốt tiếp tục bồi dưỡng cho gần 7.000 tổ trưởng chuyên môn, 28.000 giáo viên cốt cán các cấp học, 1.000 cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Từ đó, đội ngũ này tập huấn cho toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc.

{keywords}
 

 

{keywords}
Ảnh:

 

Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản và chủ dự án, Ngân hàng thế giới tài trợ. Dự án gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; quản lý, giám sát, đánh giá dự án.

Thanh Hùng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Chương trình phổ thông mới là cơ hội để thầy cô thay đổi”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Chương trình phổ thông mới là cơ hội để thầy cô thay đổi”

Trong chuyến khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Nam mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm, trò chuyện với giáo viên Trường Mầm non xã Quế Thuận và Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).