Sau bài viết "Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị" của nhà văn Nguyên Ngọc, Vietnamnet nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Nhiều người cho rằng, không nên "chính trị hóa" lịch sử dân tộc, để tìm ra "lối thoát" cho môn Lịch sử cần nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa.
Nhà văn Nguyên Ngọc trong buổi giao lưu trực tuyến tại VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng

Họ tên: Nguyễn Phương Thảo
Tiêu đề: Cảm ơn tâm huyết của nhà văn Nguyên Ngọc


Tôi đã theo dõi chủ đề về môn Lịch sử trong suốt thời gian qua. Có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu... nhưng đến hôm nay, đọc bài viết của nhà văn, tôi mới thấy được trong đó cái nhìn nhận thẳng thắn, không né tránh. Kki xảy ra hậu quả, chúng ta thường tìm cách né tránh, đổ lỗi xung quanh mà chưa ai dám nhìn thẳng vào sự thật. Giáo dục đã bao lần cải cách, nhưng vẫn bình mới rượu cũ chỉ vì cái thói sợ nói thật, sợ nhìn thẳng đó. Hy vọng những ý kiến tâm huyết và thẳng, thật của nhà văn đến được tai các nhà lãnh đạo giáo dục.


Họ tên: Trần Văn Hùng
Tiêu đề: Thông điệp để mọi người suy ngẫm


Cảm ơn bác đã tâm huyết gửi một thông điệp để mọi người suy ngẫm. Nhưng tôi tin rằng bác chỉ nói một phần nhỏ của sự thật thôi. Còn tồn tại nhiều giá trị ảo trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội do bị chính trị hóa (không biết vô tình hay hữu ý) vì kết quả của chính trị hóa là tạo ra nhiều giá trị ảo so với giá trị thật. Cho nên tất yếu dẫn đến tình trạng văn không ra văn, sử không ra sử ...Để chấm dứt tình trạng trên phải thực hiện như bác đã viết: "Hãy bỏ chính trị hóa (không phải tuyệt đối) để mọi việc vận động và phát triển từ các giá trị vốn có của nó ".


 Họ tên: Hoàng Đông Nam
Tiêu đề: Chỉ có thể nói ba từ về bài viết này: Thật chính xác


Em năm nay cũng vừa thi xong đại học. Em phải công nhận sử với văn hầu như tuyên truyền là chủ yếu, đặc biệt là môn sử, kiến thức không chính xác với thực tế, cài tốt thì phóng đại, cái xấu thì giấu hết. Thử hỏi học đơn điệu như thế đâu đâu cũng thấy tuyên truyền trong khi thực tế hiện tại thì.....?! Phải chăng "con người Việt Nam trong chiến tranh đẹp ra thì phải"?! Học sinh không chán mới là lạ!


Họ tên: Thái
Tiêu đề: Không ghép chính trị vào văn hay sử


Hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Lịch sử, Văn học bây giờ là công cụ để giảng dạy chính trị . Nói học sinh, sinh viên bây giờ dốt lịch sử là không đúng. Họ không biết sử Việt, Nhưng với sử thế giới thì sao? họ có dốt không? Hãy để cho Lịch sử và Văn học cất lên tiếng nói của mình.


Họ tên: Trần Trung Hiếu
Tiêu đề: Lịch sử phải khách quan.


 Đúng như tác giả của "Rừng xà nu", "đất nước đứng lên"...đã nhận xét, chúng ta đừng nên đánh đồng văn, sử với chính trị. Nếu văn, sử được viết chỉ để phục vụ cho mục tiêu chính trị thì sẽ mất đi tính khách quan bởi lịch sử là khoa học phản ánh khách quan sự hình thành và phát triển từ xưa đến nay. Tôi xem phim tài liệu "Việt Nam- cuộc chiến tranh 10.000 ngày" thấy rất hay, bổ ích hơn nhiều so với việc đọc sách lịch sử 12mvì nó phản ánh hiện thực khách quan của cuộc chiến, cho dù tác giả kịch bản đều là người Mỹ (Michael McLear và Peter Arnes).

Họ tên: Trần Trung
Tiêu đề: Nên nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa


Không chỉ sử, văn..,mà nhiều môn học khác nữa, thậm chí ngay những môn học về chính trị cũng phải "đổi mới" sao cho các môn học đều thật sự là khoa học. Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc nói, thôi thì một lần nói thẳng nói thật để mà sữa chữa, khắc phục một cách cơ bản vì sự nghiệp giáo dục con người Việt Nam, xây dựng cái gốc bền vững, bảo đảm sự trường tồn và phát triển của Tổ quốc Việt Nam yêu quý trong thời đại hội nhập quốc tế này.


Họ tên: Châu Nam
Tiêu đề: Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị


Những lời nói tâm huyết này mọi người đều dc nghe thì hay biết mấy.nhất là những nhà giáo dục.Đây chính là cội rễ của vần đề mà ta cần phải giải quyết. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã cho chúng ta 1 cái nhìn mới.


Họ tên: Đoàn Quang
Tiêu đề: Hy vọng thay đổi tư duy của các nhà quản lý giáo dục


Cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hộ hàng triệu học sinh về thực trạng đáng chán này. Tôi cũng từng là học sinh phổ thông, từng nghe thầy cô giáo dạy các môn này thuyết phục rằng: đâu chỉ Việt Nam, các nước tiên tiến trên thế giới cũng phải học những môn này. Nhưng tôi tin, cách họ học không chán ngắt như cách chúng tôi phải học. Hy vọng, sau bài viết này sẽ là sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý giáo dục để con em chúng ta có cơ hội học những môn xã hội với niềm hăng say hơn.


Họ tên: Trần Thị Ngọc Anh
Tiêu đề: Thật thấm thía


Văn học là nhân học, làm sao học sinh có thể hình thành một cái gì đó tươi đẹp trong tâm hồn khi hàng chục năm chỉ đi phân tích đi phân tích lại một vài tác phẩm được? Ngay cả các tác phẩm khó học vẫn phải hết lời ca ngợi trong khi học sinh thậm chí không cả muốn đọc hết tác phẩm? Những kỳ tích đánh quân Nguyên Mông lẫy lừng là thế nhưng đọng trong đầu học sinh những bài học của ông cha, niềm tự hào dân tộc rất mờ nhạt ngay cả với người học khối C.


Mong rằng Bộ hãy để khối C là một khối Mở, học sinh cần học văn để có tâm hồn lương thiện, cần học sử để ôn cố nhi tri tân, cần học địa để hiểu về tự nhiên con người để xây dựng kinh tế đất nước. Đừng biến các em thành cái máy để học thuộc và nhả chữ. Xã hội ta cần con người chứ không cần những cái máy lạnh lùng.


Họ tên: Thu Hồng
Tiêu đề: Lịch sử không phải là chính trị


Tôi rất tán đồng với nhận định của tác giả. Lịch sử cần phải khách quan và phi chính trị. Tư duy cảm nhận và phán đoán lịch sử là ở mỗi người, thật là vô lý và chán ngắt khi phải học và học thuộc lòng những nhận định, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử theo ý của người khác (nói thẳng ra là của các nhà chủ biên sách lịch sử ).


Là con dân nước Việt cho dù làm nghề gì, sống ở đâu, không ai mà không cảm thấy tự hào về lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc mình, thực tế có sao thì học vậy, không cần phải thổi phồng, đánh bóng. Học cái thua, sự thất bại cũng cần thiết không kém gì những bài học về sự chiến thắng.


  • Thu Thảo (tổng hợp ý kiến bạn đọc)

Bộ trưởng nói gì về toán 'ngã ngựa', sử điểm 0?
"Chúng ta hô hào học sinh phải học ngoại ngữ, tin học, nên nếu những môn như lịch sử, ngữ văn nếu kết quả thấp một chút thì cũng đừng coi là thảm họa, quy đó là cái tội. Chúng ta không nên phê phán một chiều".
 
Thi khối D+, chuyện không riêng của ngành sử
Đấy là một ý kiến tâm huyết và chiến lược, không chỉ cho ngành sử mà tất cả các ngành, rất hợp lý, không chỉ cho 1 vài năm mà lâu dài cho đất nước.
 
Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị
Học chính trị là quá cần thiết chứ, và có thể dạy thật hay nữa. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, đem cái này làm công cụ cho cái kia.
 
Tách khỏi ‘ba chung’, trường tôi sẽ ít điểm 0
Trường chúng tôi đã từng lên phương án, xin Bộ GD-ĐT cho được tách khỏi “3 chung" nhưng không được. Nếu có chuyện này (trường được tách ra tuyển sinh) hẳn ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ không có nhiều điểm 0 ở môn sử năm nay.
 
Đề nghị đưa môn sử ra khỏi thi ĐH ‘ba chung’
Đây là đề xuất của PGS. TS Hà Minh Hồng, Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQG TP.HCM xung quanh sự kiện “điểm thi môn Lịch sử thấp” đang gây ồn ào dư luận hiện nay.
 
ĐH Cảnh sát: Gần 50% bài thi sử dưới điểm 2
Kết quả thi của ĐH Cảnh sát nhân dân, trong 3 môn thi khối C, mặt bằng điểm môn Lịch sử khá thấp, số thí sinh có điểm trên 5 chiếm ở mức khiêm tốn là 340. Có đến 4.381 bài thi môn sử mức điểm dưới 2.