Đừng hỏi tại sao chất lượng môn sử của học sinh ngày càng thấp mà hãy hỏi khi chính những người dạy sử không “biết” và “hiểu” lịch sử nước nhà.

Giáo viên là người " trồng người " nhưng bản thân người trồng không biết cách thì sao cây lớn được?

Mỗi người Việt Nam đều cảm thấy buồn khi thế hệ trẻ không màng tới lịch sử dân tộc. Để có được ngày hôm nay, lịch sử dân tộc đã phải trải qua biết bao biến cố thăng trầm, bao đổi thay, bao máu sương và nước mắt. Nhưng sao chúng ta lại không thích học?

Nếu hỏi một người bất kỳ rằng bạn có thích sử không? Chắc chắn có. Bởi sử là hồn của nước, là tập hợp giá trị tinh hoa của dân tộc ai cũng thích nhưng tại sao học sinh học sử hàng chục năm mà không nhớ sử và hiểu sử. Đây mới là điều đáng bàn.

"Giảng viên đại học không biết bộ sử nổi tiếng nhất của nước ta dưới thời nhà Nguyễn là gì. Vậy tại sao chất lượng học có thể khá lên được?"
Lớp tôi 74 cử nhân sử nhưng không quá 4 người có thể kể tên quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ.

Thậm chí, giảng viên đại học không biết bộ Sử nổi tiếng nhất của nước ta dưới thời nhà Nguyễn là gì. Vậy tại sao chất lượng học có thể khá lên được?

Giáo viên là người "trồng người" nhưng bản thân người trồng không biết cách thì sao cây lớn được? 74 sinh viên lớp tôi có người làm ở tỉnh ủy, huyện ủy, giảng viên, giáo viên nhưng rồi đây, những thế hệ mai sau được họ đào tạo sẽ ra sao?

Bên cạnh đó, cơ chế xã hội đã tạo ra cho sinh viên sử một gánh nặng quá lớn. Rất ít cơ quan tuyển dụng, trong khi lượng sinh viên ngày càng tăng.

Theo tôi cần phải xem lại cách đào tạo giáo viên sử, đồng thời, phải thay đổi cơ chế nếu nhu cầu xã hội ít nên tuyển sinh ít. Hiện nay, các trường đều đào tạo theo năng lực chú không quan tâm tới nhu cầu xã hội. Đồng thời, cách viết sử hiện nay khiến  người đọc nhàm chán. Cần phải “bung” ra những vấn đề khúc mắc để người học có khả năng xét đoán vấn đề đó.

Có như vậy, học sinh mới yêu sử và tìm hiểu sử. Tôi rất buồn khi mình là một nhà sử học mà không thể làm được gì lớn hơn để chấn hưng nền sử học nước nhà.

  •  Triệu Trần