Trang Facebook “Phòng chống và nhận thức về tự tử” đã đăng một bức ảnh "bài kiểm tra" sức khỏe của cô Erin Castillo. Bức ảnh này đang được cộng đồng lan truyền rộng rãi.

{keywords}
"Bài kiểm tra" sức khỏe của cô Erin Castillo

Tại các lớp mầm non ở Mỹ, học sinh có thể chọn cách được đón chào mỗi khi đến lớp bằng cách chỉ vào các biểu tượng khác nhau được dán trên tường. Một số em muốn nhận được những cái ôm hoặc bắt tay, trong khi một số khác thích vẫy tay hoặc nói "Xin chào."

Lấy ý tưởng từ hành động đó, cô Erin, giáo viên tại trường trung học San Francisco đã sáng tạo một phương pháp mới bằng cách dán biểu tượng trên tường trong lớp học để kiểm tra sức khỏe tâm thần của học sinh.

Cô giáo người Anh này đã tạo ra một bảng đánh giá với các mục, từ "Tôi thấy rất tốt", "Tôi ổn" đến "Tôi đang gặp khó khăn và muốn được giúp đỡ" hay "Tôi đang gặp bế tắc". Học sinh có thể viết tên ở mặt sau mảnh giấy ghi chú rồi dán vào mục mô tả tương ứng cảm xúc của các em mà không bị lộ tên.

Cô chia sẻ rằng trong năm năm dạy trung học vừa qua, cô đã chứng kiến nhiều trường hợp có ý định tự tử. Vì vậy, cô thiết kế bảng đánh giá này nhằm giúp học sinh cảm thấy thoải mái khi cần được hỗ trợ, bởi các em hầu hết đều ngại lên tiếng và ngại chia sẻ trực tiếp về áp lực mình đang mắc phải.

Cô cũng muốn học sinh có thể thấy rằng các em không phải là người duy nhất đang gặp khó khăn, còn có những người khác cũng đang gặp tình cảnh tương tự.

Theo cô, “nhiều học sinh cảm thấy mình đang đơn độc đối đầu với những áp lực, rắc rối và nỗi sợ. Nhưng các em cần phải biết rằng các em không cô độc, sẽ có người sẵn sàng giúp đỡ, đồng hành cùng các em vượt qua khủng hoảng”.

{keywords}
Cô giáo Erin Castillo

Khi nhận thấy hiệu quả của bảng đánh giá mang lại, cô cũng đã chia sẻ bản mềm miễn phí trên web Teachers Pay Teachers cho các giáo viên khác để họ có thể áp dụng.

Hình thức này đã lan truyền nhanh chóng trên Facebook khi trang “Phòng chống và nhận thức về tự tử” với hơn 600.000 người theo dõi chia sẻ một bức ảnh về bảng đánh giá kiểm tra sức khỏe tâm thần của cô Jessie Cayton, học hỏi theo phương pháp sáng tạo của cô Rin Castillo.

Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với 162.000 lượt chia sẻ và hơn 14.000 bình luận.

Giáo viên này đã cho học sinh của mình viết tên vào mặt sau của tờ ghi chú và dán lên bảng mỗi thứ Hai hàng tuần. Sau đó, cô nói chuyện riêng trong suốt cả tuần với từng học sinh để tháo gỡ những vấn đề mà các em đang gặp phải.

Phương pháp giáo dục sức khỏe tâm thần này trở thành trào lưu khi rất nhiều giáo viên khác cũng bắt đầu sử dụng bảng đánh giá tương tự trong lớp học và chia sẻ ảnh trên Instagram.

Castillo đã rất xúc động về điều này. "Tôi cảm động đến mức chỉ biết khóc" - cô nói. "Chồng tôi đã hỏi tại sao, và tôi trả lời rằng bởi vì những đứa trẻ ở khắp mọi nơi đang nhận được sự cảm thông và giúp đỡ".

Bảng đánh giá này được cho là một công cụ vô cùng hữu ích và quan trọng trong thời điểm ngày càng nhiều học sinh sinh viên có dấu hiệu bất ổn về tâm thần như hiện nay.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học bất thường, hơn một phần ba (khoảng 35%) sinh viên năm nhất có tiền sử mắc ít nhất một chứng rối loạn tâm thần. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng “chủ nghĩa hoàn hảo” giống như một "bệnh dịch" lây lan trong thế hệ trẻ và gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên. Không chỉ có giáo viên, nhà trường mà cả gia đình cũng phải đồng hành cùng các em để đối phó với tình trạng đáng báo động này.

Trà Mi (theo Insider)

Nữ sinh 13 tuổi có bằng tâm lý học, 17 tuổi trúng thạc sĩ Harvard

Nữ sinh 13 tuổi có bằng tâm lý học, 17 tuổi trúng thạc sĩ Harvard

Cô chuẩn bị trở thành người đầu tiên dưới 18 tuổi được ghi danh vào chương trình sau đại học tại ĐH Harvard trong 100 năm qua.