Một loạt thông tư đã và sắp có hiệu lực có những quy định mà giáo viên các cấp học cần lưu ý.

Đó là Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 28 về Điều lệ trường tiểu học chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10.

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT bỏ quy định về xử lý kỷ luật học sinh, giảm loại hồ sơ, sổ sách với giáo viên THCS và THPT, cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học… có hiệu lực từ ngày 1.11.

{keywords}
Học sinh tiểu học không còn bị phê bình trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh

Những quy định mới liên quan tới giáo viên tiểu học bao gồm:

Nhận xét học sinh bằng lời nói

Thông tư 27 quy định giáo viên cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, chủ yếu thông qua lời nói để chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa. Đồng thời, chỉ viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết.

Bên cạnh đó, đối với việc kiểm tra định kỳ, thay vì đề kiểm tra có 4 mức độ như trước đây thì thông tư này quy định giáo viên thiết kế theo 3 mức độ nhận biết, kết nối, vận dụng.

Được chấm điểm 0

Với thông tư mới, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định giáo viên tiểu học không chấm điểm 0 với bài kiểm tra định kỳ của học sinh.

Bộ yêu cầu giáo viên tiểu học sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân đối với bài kiểm tra định kỳ của học sinh. Sau khi nhận xét và chấm điểm, bài kiểm tra được trả lại cho học sinh, điểm của bài kiểm tra không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

Đánh giá, khen thưởng 4 mức

Tại Thông tư 27, Bộ GD-ĐT quy định việc đánh giá học sinh vào cuối năm học sẽ căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu của học sinh. Bốn mức đánh giá học sinh gồm: Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; "Hoàn thành"; "Chưa hoàn thành".

Việc đánh giá học sinh tiểu học tại Thông tư 27 thực hiện theo lộ trình như sau: Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5. Các mốc thời gian này tương ứng với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo viên được dùng điện thoại trong giờ

Trong Thông tư 28, Bộ GD-ĐT quy định nhà giáo, giáo viên tiểu học không được hút thuốc, uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xét nội dung giáo dục…

Trong thông tư này không còn cấm giáo viên tiểu học sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp như quy định cũ trước đây. 

Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Giáo viên tự quyết định nội dung dạy học

Điểm đổi mới lớn nhất ở Thông tư 28 là trao quyền hơn cho giáo viên tiểu học.

Theo đó, giáo viên tiểu học có thêm quyền cho phép học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần.

Đồng thời, giáo viên có quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, điều chỉnh nội dung bài học; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường

Theo thông tư mới, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.

{keywords}
Một loạt quy định có hiệu lực từ 20/10 đối với giáo viên tiểu học

Đối với giáo viên THCS và THPT, những quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.11 bao gồm:

Giảm loại hồ sơ, sổ sách đối 

Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 27 Điều lệ trường THCS, trường THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, sổ sách, hồ sơ của giáo viên gồm: Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Giáo án (bài soạn).

Còn theo khoảng 3, Điều 21 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những loại hồ sơ sổ sách giáo viên cầ là: Kế hoạch giáo dục của giáo viên theo năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Ngoài ra, đối với giáo viên chủ nhiệm cần thêm sổ chủ nhiệm.

Như vậy có thể thấy hồ sơ, sổ sách của giáo viên từ ngày 1.11.2020 đã có thể giảm bớt. 

Giáo viên không được tùy ý cắt xén nội dung dạy học, giáo dục

Điều 31 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những điều giáo viên không được làm như: Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Các nội dung trong chương trình dạy học cần được truyền tải đầy đủ đến học sinh, giáo viên không được tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục ép buộc học sinh đóng tiền hay hiện vật. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên cũng phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực.

Không được phê bình học sinh trước lớp, trường

Ngày 1.11.2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Hình thức kỷ luật với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện như sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để các em khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp, giúp đỡ học sinh; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Ngân Anh

Phụ huynh 'chia rẽ' trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ

Phụ huynh 'chia rẽ' trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ

Trong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.