10h30 bắt đầu lễ viếng thầy Văn Như Cương. Từ 9h sáng, các học sinh của Trường Lương Thế Vinh đã có mặt tại nhà tang lễ để đưa tiễn đưa người thầy đáng kính.

12/10/2017 | 14:11

14h

Học sinh Lương Thế Vinh hát vang bài hát truyền thống của trường, tiễn đưa người thầy mà các em mến yêu và kính trọng.


Với các em, những kỷ niệm về thầy Văn Như Cương sẽ ghi dấu mãi mãi.

Sau khi rước ảnh vào phòng làm việc của thầy ở trường, xe tiếp tục đi vòng qua cổng chính.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Tiếng trống vang lên khi xe đưa linh cữu của thầy qua cổng trường...

{keywords}

{keywords}

Sau khi rời cơ sở này, gia đình sẽ đưa thi hài PGS Văn Như Cương qua Cơ sở 1 (Tân Triều) và làm lễ tiễn đưa ông tại đây. Sau đó, đoàn xe sẽ đưa di hài PGS Văn Như Cương về an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.

Thu gọn
12/10/2017 | 14:02

13h30

Đầu giờ chiều nay, phía bên ngoài Trường THPT Lương Thế Vinh ở cơ sở Nam Trung Yên có điểm khác biệt với những ngày bình thường, đó là tấm biển cáo phó về sự ra đi của thầy Văn Như Cương được dán ở cả hai cổng trước vào sau. 

Một số phụ huynh, học sinh và cựu học sinh của trường đã có mặt để đợi xe tang lễ đi qua, tiễn biệt thầy lần cuối.

Hôm nay, các em học sinh vẫn đến học theo lịch. Một nữ sinh lớp 10 cho biết, em rất sốc khi nghe tin thầy qua đời, bởi “hồi khai giảng trông thầy vẫn còn khỏe. Em gần như không tin đó là thật”.

Có học sinh thì nhớ về kỷ niệm cùng gói bánh chưng với thầy mỗi dịp Tết đến. “Tết đến, mỗi lớp đều cử ra một số bạn gói bánh chưng cùng thầy”.

{keywords}

Theo dự kiến, xe tang lễ chỉ đi một vòng quanh trường. Gần tới giờ “thầy về”, các em học sinh di chuyển dần ra khu vực cổng trường. Các em sẽ hát vang bài ca Trường Lương Thế Vinh tiễn biệt thầy.

{keywords}


Thu gọn
12/10/2017 | 13:02

12h45

12h30 bắt đầu lễ truy điệu thầy Văn Như Cương.

{keywords}

{keywords}
Gia quyến và bạn bè, đồng nghiệp, học trò lặng người trong giờ phút từ biệt
{keywords}

GS Đỗ Đức Thái (Trưởng khoa Toán-Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là người đọc điếu văn

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Từ 13h30 - 14h30, gia đình sẽ đưa thi hài PGS Văn Như Cương qua cơ sở A (Nam Trung Yên) và Cơ sở 1 (Tân Triều) và làm lễ tiễn đưa ông tại đây. Sau đó, đoàn xe sẽ đưa di hài PGS Văn Như Cương qua đường 70 và di chuyển về an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.
Thu gọn
12/10/2017 | 12:32

12h15

Hơn 12h, sắp hết giờ viếng nhưng bên ngoài nhà tang lễ dòng người vẫn rất đông. Họ chủ yếu là những cựu học sinh trường Lương Thế Vinh.

Họ cùng cất tiếng hát tiễn đưa thầy.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thu gọn
12/10/2017 | 12:25

12h

{keywords}
Thầy Nguyễn Xuân Khang, người đã cùng thầy Văn Như Cương mở Trường Lương Thế Vinh, viết sổ tang tiễn bạn
{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
NGND Ngô Thúc Lanh, một trong những người giảng viên đầu tiên của Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm nay 95 tuổi, tới viếng thầy Văn Như Cương


Thu gọn
12/10/2017 | 12:08

11h30

Những dòng người dường như vô tận...

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Anh Nguyễn Quốc Cường, một học trò của thầy Văn Như Cương, chia sẻ trên báo VnExpress kỷ niệm một lần, thầy Văn Như Cương hóm hỉnh nói về tương lai. Anh kể rằng thầy nói sau này có mất đi, nhờ học sinh làm cho cái bia mộ hình tròn, để nhớ thầy vẽ đường tròn đẹp, coi như cuộc đời đã toàn vẹn, đã hoàn hảo. 

Đến trước lúc nghỉ, thầy mới nói mình muốn nói bia mộ hình tròn cũng có nghĩa là một con số không to tướng! 

Anh Cường và các bạn đã ngỡ ngàng vì sự khiêm tốn của thầy mà nhiều người không nhận thấy. Sự khiêm tốn ấy được diễn tả ví von rất nhẹ nhàng, dí dỏm bằng con số không tròn trĩnh. Theo anh Cường, nó hoàn hảo trong việc gửi gắm tâm ý của thầy, như là sự tự thỏa mãn, nhưng cũng là sự day dứt như là chưa thỏa mãn, qua đó thể hiện sự khiêm tốn và khao khát cống hiến, như chính lời thầy khuyên qua châm ngôn: "Người khôn bắt đầu từ chỗ kết thúc”.

Thu gọn
12/10/2017 | 12:03

11h

Hàng ngàn người đã đến viếng thầy Văn Như Cương.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hồi tưởng những kỷ niệm với người thầy xứ Nghệ, GS. Trần Văn Nhung (Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước) nói rằng “mặc dù không được học trực tiếp PGS. TS. Văn Như Cương nhưng tôi vẫn luôn gọi Ông bằng Thầy, người Thầy theo mọi nghĩa: Toán học, sư phạm, văn thơ, đạo làm người ...”.

GS Nhung kể lại: "Trong cuộc thi Olympic Toán Quốc tế (IMO) năm 1982, Việt Nam có đóng góp một đề toán hình học rất hay nhưng khó quá, mà đề này do PGS. Cương sáng tác (có sự đàm đạo với GS. Đoàn Quỳnh và GS. Hoàng Xuân Sính). Vì bài toán này rất khó và độc đáo, nên nhiều nước muốn loại nó ra khỏi sáu bài toán của đề thi năm đó. Tuy nhiên, GS. Viện sĩ người Hungary R. Alfred, Viện trưởng Viện Toán học, Viện HLKH Hungary, Chủ tịch Olympic Toán quốc tế năm 1982, vẫn quyết định giữ lại bài toán này của Việt Nam, của thầy Cương và khen rất hay! (“A very nice problem!”)".
Thu gọn
12/10/2017 | 11:14

10h30

Bạn hữu, đồng nghiệp, học trò đến tiễn đưa thầy Văn Như Cương.

{keywords}

Các em học sinh khối THCS cơ sở Tân Triều đến viếng. Các em xếp thành hàng dài phía trước nhà tang lễ. 

{keywords}
Những giọt nước mắt tuôn rơi...
{keywords}
Vòng hoa viếng thầy...

Chia sẻ trên Báo Thanh niên, nhà báo Từ Ngọc Lang (65 tuổi) cho biết có một ấn tượng in đậm trong tâm trí anh là hình ảnh thầy Văn Như Cương trong một phiên tòa liên quan tới một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (xảy ra ngày 19/11/2001), khiến 2 học sinh lớp 9A1, trường Lương Thế Vinh tử vong.
Tại đây, điều khiến anh rất xúc động là phiên xét xử nào cũng có thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương đến tham dự với nét mặt trầm tư, đau đớn. 
Bên lề nhiều phiên tòa, thầy Cương đã phát biểu với báo chí bày tỏ mong muốn công lý phải được thực thi, nhằm góp phần bảo vệ cho các em học trò đáng thương của mình.
Anh Lang cho biết nghe tin thầy mất, chị Phạm Phương Dung, mẹ cháu Phạm Phương Linh là một trong hai em học sinh bị tai nạn ngày ấy, không khỏi sững sờ. Mẹ cháu còn kể, đám tang của cháu năm đó, chính thầy Văn Như Cương cũng là người viết điếu văn… Đêm qua chị đã thắp hương cho con và nói trong nước mắt: “Thầy đã ra đi, con đi trước thầy, con chuẩn bị đón thầy nhé…”.

Thu gọn
12/10/2017 | 10:58

10h

Từ 9h sáng nay, một số học sinh thuộc đội tình nguyện đại diện học sinh Trường Lương Thế Vinh đã có mặt tại lễ viếng. 
 

{keywords}

Việc học tại Trường Lương Thế Vinh trong ngày hôm nay vẫn diễn ra bình thường. Thầy và trò toàn trường sẽ có buổi tiễn đưa riêng người thầy lớn của mình vào đầu giờ chiều, khi gia đình đưa thi hài PGS Văn Như Cương qua cơ sở A (Nam Trung Yên) và Cơ sở 1 (Tân Triều).

{keywords}
Hơn 2.000 tờ giấy ghi những lời chúc của các học sinh Trường Lương Thế Vinh gửi tới thầy Văn Như Cương được các em mang tới lễ tang sáng nay

Chị Phạm Thị Tuyết Lê, phụ huynh của 2 học sinh Đặng Tuyết Hồng lớp 8A02 và Đặng Trần Huy lớp 6CA có mặt tại nhà tang lễ từ rất sớm để tiễn biệt thầy Cương lần cuối. Chị Lê cho biết không chỉ có con theo học tại trường mà bản thân chị cũng có sự kính trọng và tình cảm dành cho người thầy đáng kính.

{keywords}
Những vòng hoa đầu tiên của phụ huynh, tập thể giáo viên Trường Lương Thế Vinh tại cả 2 cơ sở đã được mang tới lễ tang

{keywords}
Cáo phó đã được dán tại nhà tang lễ quốc gia, chuẩn bị cho lễ viếng nhà giáo Văn Như Cương

{keywords}
Ông Đoàn Tử Huyến, dù sức khỏe yếu, đi lại phải có người dìu, vẫn đến sớm 30 phút trước khi lễ viếng bắt đầu. Ông Huyến là người bạn tâm giao trong giới văn nghệ sĩ của thầy Văn Như Cương lúc sinh thời...


Thu gọn
12/10/2017 | 10:21

9h30

Ông Đồ Nghệ tài hoa kiêu hãnh đã ra đi…

Ông Đồ Nghệ tài hoa kiêu hãnh đã ra đi…

Gắn cả đời mình với sự nghiệp giáo dục, sự ra đi của ông đã để lại khoảng trống không nhỏ đối với bạn bè, người thân và nhiều thế hệ học trò…

TS Toán học Phan Thị Hà Dương xúc động chia sẻ ký ức về người cậu “như một ông tiên đẹp nhất của mình”: “Cậu là con trai trưởng. Năm sinh nhật một tuổi, ông bà tổ chức lễ để cậu lựa chọn các đồ vật xem sau này cậu sẽ theo nghề gì. Cả nhà lại mừng vui khi cậu chọn ngay cây bút viết. Cứ như thế, như thể tất cả những điều đẹp đẽ đều đã chờ đợi cậu. Trong những bức ảnh gia đình xưa, cậu còn nhỏ nhưng đã mặc áo sơ mi quần sooc rất đẹp”...


Thu gọn
12/10/2017 | 09:44

9h

Lễ viếng thầy giáo Văn Như Cương bắt đầu từ 10h30 đến 12h30 ngày hôm nay. Tiền phúng viếng sẽ được gia đình dùng để xây trường vùng cao.

{keywords}

Theo thông tin từ gia đình, từ 10h30 phút - 12h30 phút sẽ tổ chức lễ viếng tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thành Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu sẽ diễn ra vào hồi 12h30 cùng ngày.

Từ 13h30 - 14h30, gia đình sẽ đưa thi hài PGS Văn Như Cương qua cơ sở A (Nam Trung Yên) và Cơ sở 1 (Tân Triều) và làm lễ tiễn đưa ông tại đây. Sau đó, đoàn xe sẽ đưa di hài PGS Văn Như Cương qua đường 70 và di chuyển về an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.

Lúc sinh thời, ông đã bày tỏ nguyện vọng rằng khi nằm xuống muốn được đưa trở về trường ở cả hai cở sở Tân Triều và Nam Trung Yên để tiễn biệt mái trường và các em học sinh lần cuối. 

Do đó, gia đình đã lên kế hoạch cùng với các cựu học sinh của trường để thực hiện di nguyện cuối cùng này.

Theo bà Văn Thùy Dương, con gái của PGS Văn Như Cương, gia đình đã chuẩn bị các thủ tục để tổ chức tang lễ trang trọng nhưng không lãng phí và số tiền phúng viếng sẽ được dùng vào việc xây trường cho trẻ vùng cao.

"Lúc còn sống, thầy cũng đã nói với mẹ và chúng tôi, tâm nguyện lớn nhất của đời thầy sau khi qua đời là sẽ dùng số tiền phúng viếng để xây dựng ngôi trường cho trẻ em vùng cao mang tên điểm Trường Mầm non Na Ngao tại xã Đồng Tâm (Bắc Quang, Hà Giang). Phần còn lại sẽ được đưa vào Quỹ Tình thương của nhà trường để tiếp tục hỗ trợ các mảnh đời kém may mắn hơn", bà Dương cho hay.

Đây cũng là ý tưởng của thầy Văn Như Cương từ năm 2014.

Văn Như Cương, Văn Như Cương qua đời, THPT Lương Thế Vinh

PGS Văn Như Cương trò chuyện với các học trò Trường THPT Lương Thế Vinh. Ảnh Fanpage nhà trường.

Như VietNamNet đã đưa tin, vào lúc 0h28 phút ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật.

PGS Văn Như Cương mắc bệnh ung thư gan gần 3 năm nay.

PGS Văn Như Cương sinh năm 1937. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề dạy chữ Hán tại làng Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Tốt nghiệp khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường. Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971.

Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học… Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam.

Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Năm 1989, ông là người thành lập trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam: Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).

PGS Văn Như Cương là nhà giáo được rất nhiều thế hệ học sinh biết đến và kính trọng, không chỉ ở năng lực chuyên môn mà còn ở sự gần gũi, yêu thương học trò.

BAN GIÁO DỤC

Thu gọn