John Forbes Nash Jr., nhà toán học được giải Nobel kinh tế học, nguyên mẫu của bộ phim "Một tâm hồn đẹp" đã qua đời trong vụ tai nạn xe hơi.

Nash, 86 tuổi - cùng vợ là Alicia Nash, 82 tuổi, đã qua đời trong vụ tai nạn xe hơi ở bang New Jersey (Mỹ) ngày 23/5.

  {keywords}

John Nash trong một bức ảnh được chụp năm2002. Ảnh: Fred Prouser/Reuters

Nash là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, được biết đến với lý thuyết "Lý thuyết trò chơi" và hình học vi phân.

Ông được trao giải thưởng Nobel kinh tế cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác là Reinhard Selten và John Harsanyi năm 1994.

{keywords}

John Nash năm 1994,khi ông đoạt giải Nobel Kinh tế (Ảnh: Charles Rex Arbogast/AP)


Đầu tháng 5/2015, John Nash và một nhà toán học khác (Louis Nirenberg) đã được trao tặng giải thưởng Abel, một giải thưởng danh giá của Na Uy do đóng góp nổi bật và có ảnh hưởng lớn trong lý thuyết phương trình đạo hàm riêng phi tuyến và những ứng dụng trong giải tích hình học.

{keywords}

John Forbes Nash và vợ Alicia Nash. Ảnh: Reuter

Đời tư của ông là một trường hợp hy hữu, từng bị chứng tâm thần phân liệt, ra khỏi nơi làm việc, ly dị,v.v... và sau đó trở lại với những kỳ tích không ai có thể ngờ tới.

Alicia Nash - vợ ông, là nhà vật lý lớn của Viện Công nghệ Massachuset, xuất thân từ một gia đình quý tộc người El Salvador. Bà là người có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời của nhà toán học, đã mang ông về nhà mình và chăm sóc, kể cả sau khi li dị từ năm 1963 (sau đó họ quyết định tái hôn vào năm 2001).

Cuộc đời chìm nổi thần kỳ của thiên tài toán học John Nash cùng lòng nhân ái vô biên của Alicia và ĐH Princeton làm xúc động nhiều người, trong đó có bà Sylvia Nasar, nhà kinh tế kiêm giáo sư khoa báo chí thương mại ĐH Columbia, phóng viên báo New York Times. Sylvia đã dựa tư liệu cuộc đời Nash viết thành cuốn tiểu thuyết thể loại truyện ký có tên "A Beautiful Mind"  phát hành năm 1998. Sách được giải thưởng quốc gia, cùng hợp đồng làm phim với Universal Pictures and DreamWorks.

{keywords}

John Nash (trái) và Russell Crowe, diễn viên đóng vai ông trong bộ phim "A Beautiful Mind"

Năm 2002, Sylvia Nasar cùng nhà biên kịch Akiva Goldsman cải biên tiểu thuyết thành kịch bản điện ảnh, sau đó đạo diễn Ron Howard dựng thành phim cùng tên. Phim dài 135 phút, do Russell Crowe đóng vai Nash, Ed Harris và Jennifer Connelly vai Alicia. Phim được trao giải Oscar lần thứ 74 vào năm 2001.

Song Nguyên (Theo CNN, Guardian)

John Nash cho đến nay là người duy nhất được cả hai giải Nobel (về kinh tế) và Abel (về toán học)

Trong kinh tế, ông nổi tiếng với "ổn định Nash" (hay ``cân bằng Nash" - Nash equilibrium) trong lý thuyết trò chơi. Cân bằng Nash là trạng thái khi mà những người tham gia ``cuộc chơi'' (kinh tế, chính trị, v.v.) sẽ không thể đơn phương thay đổi chiếc lược của mình, vì nếu đơn phương thay đổi (trong khi những người khác giữ nguyên chiến lược) thì chỉ có thiệt. Bởi vậy ổn định Nash là mô hình kinh tế / xã hội quan trọng và hay xảy ra trong thực tế.

Một điều rất hay xảy ra là cân bằng (ổn định) Nash có thể là một ổn định tồi cho tất cả mọi người tham gia cuộc chơi. Ví dụ như trong một xã hội "hoàn toàn lừa đảo", ai không lừa thì bị triệt tiêu nên tất cả đều lừa nhau, nhưng kết quả cuối cùng tồi cho tất cả mọi người. Bởi vậy mà cần có những luật chơi (hiến pháp, luật lệ, đàm phán, v.v.) để thoát khỏi những ổn định tồi đó.

Trong toán học, Nash có hai mảng đóng góp lớn: hình học đại số (kỳ dị Nash) và phương trình đạo hàm riêng trong hình học (phương pháp Nash-Moser). Phương pháp Nash-Moser là một phương pháp giải tích rất mạnh để chứng minh sự tồn tại của nhiều thứ (nghiệm của các phương trình đạo hàm riêng) có ý nghĩa hình học và vật lý, và phương pháp này vẫn đang được tiếp tục phát triển ngày nay. (Bản thân người viết những dòng này có nghiên cứu các định lý dạng chuẩn kiểu Nash-Moser trong hình học và hệ động lực).

Cuộc đời của Nash cũng rất đặc biệt. Ông bị bệnh thần kinh từ thời trẻ (nhìn thấy những người bạn tưởng tượng, v.v. ví dụ khi sống ở trong ký túc xá một mình mà ông luôn nghĩ là sống cùng phòng với một người bạn). Ông có biết là mình bị căn bệnh này nhưng không có cách nào chữa, chỉ sống chung với nó, và tuy bị bệnh khá nặng, ông vẫn có một cuộc đời khoa học vô cùng thành công. (Cảm ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện để những người như ông vẫn phát triển được!).

(Theo Sputnik Education)