- “Nếu vay vài trăm, vài triệu lãi suất là 30% một ngày. Vay nhiều hơn và tối đa được 50 triệu thì lãi suất giảm hơn, khoảng trên dưới 20%” – cậu học trò lớp 12, Trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai, Hà Nội lí nhí kể lại: “Em đã vay của họ thông qua bạn học trong trường hơn 10 triệu”.
Trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Ngồi trước mặt tôi là cậu học trò với vóc người to lớn. Gương mặt hiền, ít nói nên cái vẻ lì lợm “dám chơi, dám chịu” của em khiến những người lần đầu gặp có phần e sợ. Bố em, một người công nhân, dáng vẻ gầy gò tiếp chuyện: “Tưởng nó ngoan, nghe lời bố mẹ. Ai ngờ?”

Phải nhờ đến người thân ông bố mới dò ra được người đứng sau cho con trai mình vay tiền là ai. Trên tờ giấy trắng, nhìn dòng chữ siêu vẹo của con “khai” mình đã vay của một người ở phố Bình Đà (xã Bình Minh, nơi có Trường THPT Thanh Oai B – PV) bố mẹ và bà nội của em gần như chết lặng.


Vẫn giọng ngỡ ngàng, bố em cho biết: “Nó đi chơi bi-a với bạn. Mới có 2 hôm mà cháu vay hơn 10 triệu, lãi mỗi ngày tới 300.000đ. Mấy hôm mà tiền lãi đã hơn triệu bạc. Rồi lại tiền nợ quán Internet thêm 1 triệu nữa”.


Thái Bình: Cứ vào lớp 10 là bị dằn mặt
Gần như là luật “bất thành văn”, cứ đến đầu năm học sinh lớp 10 của Trường THPT Mê Linh, Thái Bình lại bị các anh chị lớp 11,12 hoặc thanh niên hay cựu HS nhà trường “hỏi thăm” bằng những trận đòn.
 
Tại sao 'đàn anh' thăm em lớp 10 bằng nắm đấm?
GĐ Sở GD-ĐT Thái Bình nhìn nhận: Việc xô xát của học sinh trên địa bàn hiện vẫn xảy ra, tuy nhiên chưa có hậu quả đáng tiếc. Một bộ phận giáo viên mải chạy sô mà vô cảm trước việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
“Nếu vay vài trăm ngàn, vài triệu lãi suất là 30% một ngày. Vay nhiều hơn và tối đa được 50 triệu thì lãi suất giảm hơn, khoảng trên dưới 20%” – cậu học trò lớp 12 lí nhí kể lại: “Anh vay 10 triệu thì họ chỉ đưa 7 triệu, 3 triệu còn lại là lãi trong 10 ngày. Hết hạn không trả hết thì lãi tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi”.


Cậu cho biết: “Có bạn lớp khác cùng khối 12 đã vay nhiều lần, tổng đã lên hơn 100 triệu. May bố mẹ có điều kiện nên trả được”. Hỏi vậy tại sao nhà em kinh tế không mấy khá giả, em vẫn vay và được bạn cho vay, cậu chàng cúi gằm mặt: “Vì lúc đó ham quá. Các bạn kia cũng biết, chơi với em nhiều nên cho vay thôi”. Theo lời cậu: “Ở trường cũng có nhiều bạn vay, mỗi lớp thường một vài bạn. Chuyện này có từ lâu rồi”.


Một phụ huynh khác có con vay nặng lãi cho biết thêm về hình thức cho học trò vay nặng lãi: “Thực ra học sinh chỉ làm trung gian, chắc ăn phần trăm hay làm vì chính bố mẹ, người thân các em làm nghề này. Nhóm này (cả người vay và cho vay) chơi cùng nên biết nhau.


Chỉ cần có nhu cầu, giấy cho vay nợ được in thành nhiều tờ, trống phần ký tên và tiền luôn sẵn trong cặp học sinh”. Anh này cho biết con anh vay để chơi lô đề, bi-a, xóc đĩa.


Một giáo viên có cháu học Trường THPT Thanh Oai B cũng vay nặng lãi từ bạn học trong trường tâm sự: “Chả cứ trường này, mấy trường cấp III quanh huyện đâu cũng có chuyện.


Cháu tôi thậm chí còn cho biết có đứa cần tiền quá nên giấy cho vay nợ chưa có, bạn đọc cho viết, đến phần tiền vay chỉ ghi số mà quên ghi chữ. Trời ạ, không hiểu nổi nhỡ bên cho vay họ điền thêm mấy số 0 vào sau thì làm sao?”


Ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai như Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Cao,.. theo lí giải của bố cậu học trò lớp 12 ở trên, do người dân có nhiều tiền nhàn rỗi, không biết làm gì từ việc được đền bù đất đai nên xoay sang cách làm ăn này. Đối tượng của họ: học sinh cũng có, kẻ nghiện cờ bạc, người vỡ nợ hay cần tiền gấp cũng có.


“Chúng cũng nhắm những người vay cả rồi. Giả sử con anh vay không có tiền trả thì nó bắt con anh phải mang thứ này, đồ kia có giá trị của nhà ra mà “nạp”. Trả không được nữa là nó đánh con anh, dọa đủ thứ trên đời. Mà toàn dân “anh em” này, nói đâu phải chỉ để đùa chơi”. – Anh tâm sự.


Một chị làm hành chính ở một trong số các xã thuộc huyện Thanh Oai cũng xác nhận: “Nhức nhối lắm rồi. Phải làm sao để chặn việc này lại, không thì nguy”.


Phần 2: Gõ cửa xã, trường

  • Phong Đăng