"Nhiều lần mình bị nhắn tin, gọi điện. Họ buông lời khiếm nhã. Có người không làm quen được, quay sang chửi bới, dọa nạt" - Thu Ly (SV ĐH Thăng Long) kể.

{keywords}

"Nhiều lần mình bị nhắn tin, gọi điện. Họ buông lời khiếm nhã. Có người không làm quen được, quay sang chửi bới, dọa nạt" - Thu Ly (SV ĐH Thăng Long) kể.

Với nhu cầu kiếm tiền và nâng cao sự tự tin của bản thân, nhiều sinh viên sớm đi tìm việc làm thêm. Phần lớn các bạn trẻ hiện đại đều chọn cho mình công việc năng động, môi trường phù hợp sở thích. DJ là nghề đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Đặng Thu Ly - sinh năm 1992, sinh viên đại học Thăng Long, Hà Nội - là một trong số nhiều cô gái theo nghề này.

Tại trường đại học, Ly là sinh viên năng động, có nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nhảy. Cô còn làm MC, đóng phim ngắn, dạy nhảy và là thành viên trụ cột của nhóm nữ S.I.N.E.

Ngoài vấn đề tiền bạc, DJ còn là sở thích của Ly. Dù vậy, mới bước vào nghề cô đã gặp không ít tình huống trớ trêu.

Trang phục gợi cảm, làm việc khuya

Môi trường làm việc của DJ phức tạp và ẩn chứa nhiều hiểm họa. Nếu không cứng rắn, họ dễ dàng sa đà vào cạm bẫy xã hội. Ý thức trước điều này, Ly chọn cho mình nơi làm việc có thời gian ổn định. Nhưng do đặc thù công việc, nữ sinh này thường làm vào khung giờ muộn. Ngoài ra, cô cũng phải mặc trang phục gợi cảm. Điều này ít nhiều đem lại phiền toái. "Trước đây, mình thường trình diễn trên sân khấu nhảy nên đã quen với các trang phục nóng bỏng. Tuy nhiên, khán giả khác nhau nên thái độ của họ đối với mình cũng khác. Tại quán bar, nhiều vị khách thường dành cho DJ cái nhìn không thiện cảm", Ly kể.

Luôn cảnh giác cao độ vì từng gặp nguy hiểm

Những ngày đầu đi làm, Ly gặp nhiều bỡ ngỡ. Cô cho biết: "Khách trong bar gồm nhiều thể loại. Một số bạn trẻ chỉ vào chơi vui, lành mạnh, nhưng cũng có nhiều đối tượng mình cần đề phòng". Ly phải làm quen việc khách mời bia, rượu và xin số điện thoại. Có người, vì yêu mến cô nên xin số để hỏi lịch diễn. Nhưng cô cũng gặp không ít trường hợp lợi dụng điều đó nhằm chọc ghẹo, thậm chí dụ dỗ bằng những lời lẽ không hay.

{keywords}

Niềm đam mê của Ly là âm nhạc điện tử. Ảnh: NVCC.

"Nhiều lần mình bị nhắn tin, gọi điện. Họ buông lời khiếm nhã. Có người không làm quen được, quay sang chửi bới, dọa nạt" - Ly kể. Tính cách mạnh mẽ, Ly bỏ qua tất cả. Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đó. Có lần, cô bị khách cho chất kích thích vào đồ uống. "Lần đó mình xui xẻo - nhưng chưa xảy ra tai họa. Làm việc ở bar nên mình có kinh nghiệm phân biệt được người dùng chất kích thích với những ai uống bia rượu đơn thuần.

Vì vậy, khi được mời, mình phát hiện dấu hiệu bất thường của khách nên đã khéo léo từ chối" - Ly chia sẻ. Sau lần đó, nữ sinh cảnh giác hơn. Mỗi khi có người mời uống, cô thường gọi phục vụ đến và rót rượu mới thay vì ly khách đưa. Trong trường hợp nhiều người mời uống, các cô gái càng phải bình tĩnh. "Khi đó, mình vừa phải tỉnh táo để phòng thân, vừa phải khéo léo không làm mất lòng khách" - Ly tâm sự.

Tương tự những cô gái làm PG, DJ là nghề hầu hết các bậc phụ huynh không muốn cho con cái theo đuổi. Trước khi đến với công việc này, Ly từng gặp phải sự cản trở của gia đình. "Bố mẹ ngăn cản nhưng không gay gắt. Sau một thời gian thử thách, thấy con gái vẫn giữ được mình nên gia đình yên tâm hơn", 9X chia sẻ.

Công việc làm thêm không chỉ làm thỏa mãn đam mê, mà còn giúp Ly trưởng thành hơn. "Đối với mình, kiếm tiền là một chuyện, quan trọng khi đi làm, mình đã trau dồi được nhiều kỹ năng sống cần thiết. Đó là những kinh nghiệm không phải lúc nào cũng học được tại trường lớp". Trong tương lai, Thu Ly cố gắng hoàn thành tốt chương trình học tập tại trường. Ngoài ra, nữ sinh mong muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là nghề DJ.

(Theo Zing)