Những kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ có thể vô tình tạo ra áp lực nặng nề lên con cái. Sau đây là lời tâm sự của Qingbei, một đứa trẻ bình thường nhưng sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ đều xuất chúng.

Bố mẹ tôi trước đây đều tốt nghiệp từ các trường đại học lớn như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh. Họ luôn kỳ vọng tôi sẽ thừa hưởng được những sự xuất sắc ấy. Nhưng tiếc thay, tôi chỉ là đứa trẻ bình thường.

Ngay từ khi còn bé, bố mẹ tôi đã rất quan tâm đến điểm số. Nhưng điểm cao nhất mà tôi từng đạt được hồi tiểu học là 95 điểm tiếng Trung. Tôi nhớ, lần đó bố tôi đã vui đến mức cho tôi đi ăn nhà hàng trong suốt môt tuần liền.

Khi lên trung học, vì có học lực trung bình nên tôi không thể đỗ vào một trường công lập. Bố mẹ tôi cho rằng điều đó rất vô lý nên đã xin cho tôi vào một trường quốc tế loại khá. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, điểm thi của tôi vẫn không cải thiện hơn chút nào.

{keywords}

Mỗi khi tụ họp ăn uống cùng họ hàng hoặc có bạn học cũ hỏi đến tình hình của tôi, bố mẹ đều nói vu vơ và đánh trống lảng sang chuyện khác. Thái độ trốn tránh của bố mẹ đã làm tôi nhớ mãi. Họ luôn đặt nhiều kỳ vọng vào tôi và tôi biết điều đó. Ngay từ nhỏ, mọi người trong gia đình đều rất khen ngợi bố mẹ. Họ nói đó là tấm gương để tôi noi theo.

Và thực sự, tôi cũng đã rất cố gắng học chăm chỉ. Tôi phải bỏ lại các lớp học ngoại khóa về âm nhạc vốn là sở thích của bản thân để đến các lớp luyện thi vào trung học hoặc TOEFL. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn không khá hơn chút nào. Bố mẹ đã sắp xếp cho tôi một lộ trình rất tốt, nhưng tôi lại giống như con tàu bị trật bánh và không thể trở lại đường ray.

Thất vọng từ việc học tiếng Anh

Vì phải ôn luyện TOEFL từ cấp 2 nên những kỳ nghỉ hè của tôi không có chút niềm vui nào. Khi người hàng xóm của tôi được đi Tây Tạng để chơi với họ hàng thì tôi vẫn phải ngồi ôn ngữ pháp tiếng Anh. Trong kỳ nghỉ đông, khi cả lớp vui mừng đón năm mới thì tôi phải ngồi xem lại bài kiểm tra TOEFL của mình. Thế nhưng, kết quả bài thi TOEFL đầu tiên của tôi cũng chỉ đạt 38 điểm - một số điểm khiêm tốn nếu không muốn nói là thấp.

Tôi đã thi lại TOEFL lần thứ hai vào năm đầu tiên trung học. Lần này tôi đạt được 60 điểm. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng vì công sức và sự chăm chỉ mà mình bỏ ra, tôi đã phải đối diện với vẻ mặt u ám của bố. Mỗi lần cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi, nhìn thấy vẻ mặt cau có, nghiêm khắc của bố mẹ, tôi chỉ còn cách tiếp tục học không ngừng nghỉ.

Ngừng nỗ lực

Thành thật mà nói, tôi không có tham vọng lớn. Tôi không muốn trở thành người thay đổi thế giới hay kiếm hàng chục triệu NDT mỗi năm. Tôi cũng không muốn xây dựng công ty riêng hay trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Khi còn nhỏ, cuộc sống tôi mong chờ nhất chỉ là dựng một căn nhà gỗ ở trong rừng trúc, sống một cuộc đời ẩn dật. Mặc dù hiện tại điều đó là phi thực tế, nhưng tôi muốn được theo đuổi những gì mình thích, cho dù chúng chỉ cho tôi đủ ăn đủ mặc.

Phủ nhận bản thân

Khi tôi nói sẽ không nộp hồ sơ vào các trường trong top 30, bố mẹ đã thất vọng tràn trề. Họ cho rằng tôi chấp nhận từ bỏ khi còn chưa thử. Bạn bè cùng lớp thì nói tôi chưa đủ chăm chỉ; sao lại không cố gắng chạy nước rút cho kỳ thi.

Có lẽ với hầu hết sinh viên trường tôi, để đạt 100 điểm TOEFL là rất đơn giản. Nhưng cho dù tôi có được học trước các bạn, thì tôi vẫn không thể vượt nổi điểm 90. Trong bài kiểm tra sơ bộ SAT, giáo viên nói thẳng với tôi là sẽ còn phải cố gắng nhiều lắm. Dần dần, tôi tự nghi ngờ bản thân, “tại sao những người khác có thể đạt GPA 4.0, TOEFL 110, SAT 1500 mà tôi không thể làm được?”. Tôi chỉ muốn sống cuộc sống bình thường như bao người mà sao khó quá.

Cuối cùng tôi nhận ra rằng, môi trường học tập và những kỳ vọng từ phía cha mẹ không hề phù hợp với tôi. Những đứa trẻ giỏi giang đã tạo nên các tiêu chuẩn đó, nhưng nó không dành cho tôi. Đây cũng là lý do tôi không chọn các trường top 30 vào danh sách lựa chọn trường đại học của mình.

Nhận ra bản thân

Trong quá trình ứng tuyển, tôi đã tham gia nhiều nhóm học trực tuyến và có nhiều bạn mới. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng tôi không hề đơn độc. Có nhiều người bình thường giống tôi, họ không thể vượt qua 100 điểm TOEFL và 1500 điểm SAT.

Tôi nhận thức rõ được sự bình thường của mình, nhưng nhờ đó tôi cũng tập trung hơn vào điểm mạnh của bản thân. Tôi phát hiện ra từ nhỏ mình đã có thể giao tiếp khá dễ dàng với mọi người. Tôi có khả năng phát triển các mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau.

Kể từ đó, dù không có nhiều thành tích hào nhoáng nhưng tất cả những việc tôi làm đều vì sở thích thật sự. Tôi tham gia hoạt động giúp đỡ động vật hoang dã để bảo vệ thiên nhiên. Trong câu lạc bộ tâm lý học, tôi là một người có tiếng nói và nhận được sự tin tưởng của mọi người. Cuối cùng, bằng một cách nào đó tôi đã được bổ nhiệm làm chủ tịch. Đây là những bước đi riêng của tôi, là dấu ấn riêng không có bàn tay sắp đặt của cha mẹ.

Sau tất cả, tôi đã dám bày tỏ với bố mẹ rằng tôi chỉ mong muốn được sống một cuộc sống bình thường, một cuộc sống chỉ đủ cơm ăn áo mặc nhưng hạnh phúc.

Thời Vũ (Theo Sohu)

Những điều khiến con cái mất đi lợi thế mà cha mẹ không ngờ tới

Những điều khiến con cái mất đi lợi thế mà cha mẹ không ngờ tới

Các chuyên gia đều cho rằng, việc trẻ được nếm trải sự thất bại và tự điều chỉnh cảm xúc để thích nghi là rất quan trọng trong suốt thời thơ ấu.