Câu 1: Chiếc khẩu trang đầu tiên trên thế giới xuất hiện trong đại dịch nào?

A. Dịch cúm Tây Ban Nha

B. Dịch hạch

Đáp án: Khi chưa tìm ra nguyên nhân của đại dịch hạch, người châu Âu cho rằng nó lây lan qua “không khí xấu” từ người bệnh sang người khỏe. Vì vậy, họ đã sáng tạo ra loại khẩu trang hình mỏ chim. Các bác sĩ bấy giờ cũng đeo loại khẩu trang này, mặc áo đen kín mít, cố gắng cứu nhưng nạn nhân của bệnh dịch hạch.

C. Dịch đậu mùa

D. Dịch sốt rét

 

Câu 2: Bộ phận lọc của những chiếc khẩu trang đầu tiên này được cấu tạo từ chất liệu gì?

A. Bông tẩm nước

B. Than hoạt tính

C. Rơm và thảo dược

Đáp án: Phần mỏ của khẩu trang hình mỏ chim được nhét đầy rơm, thảo dược và tinh dầu. Người dân châu Âu tin rằng, những thứ này sẽ bảo vệ họ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh dịch hạch.

D. Vải thô

 

Câu 3: Gần 100 năm trước, phương pháp phong tỏa xã hội và cách ly người bị bệnh tại châu Âu đã giúp chặn được đại dịch khủng khiếp nào?

A. Dịch hạch

B. Dịch đậu mùa

C. Dịch cúm Tây Ban Nha

Đáp án: Năm 1918, Dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành dữ dội tại Châu Âu, lây nhiễm cho 500 triệu người và khiến 50 triệu người khắp thế giới tử vong. Chính đại dịch này đã khiến Chiến tranh thế giới thứ I phải kết thúc sớm, khi binh sĩ hai bên đều nhiễm bệnh với số lượng lớn. Các hành động phòng ngừa chính thức được thực hiện vào tháng 8/1918, bao gồm đóng của trường học, doanh trại, nhà hát,… Người dân được yêu cầu ở nguyên trong nhà và cách ly những người bị bệnh.

D. Dịch tả

 

Câu 4: Sự kiện ô nhiễm không khí, sương mù dày đặc cướp đi mạng sống hàng nghìn người diễn ra tại thành phố nào của Châu Âu vào thế kỉ XIX?

A. Paris

B. London

Đáp án: Vào thế kỉ XIX, hiện tượng sương mù do ô nhiễm khí đốt than đã gây ra cái chết của hàng nghìn người dân London, nước Anh. Đỉnh điểm vào tháng 12/1952, thời tiết đột ngột trở lạnh, người dân London đồng loạt sử dụng lò đốt than khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Tầm nhìn gần như bằng không, trường học, doanh nghiệp, vận tải gần như ngưng trệ. Mọi người không thể ra đường nếu không sử dụng khẩu trang.

C. Berlin

D. Milan

 

Câu 5: Không chỉ sử dụng để phòng bệnh, 100 năm trước, khẩu trang và mặt nạ còn được các nước châu Âu sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào?

A. Khai khoáng

B. Thủ công

C. Khí đốt

D. Quân sự

Đáp án: Vào Thế chiến thứ Nhất diễn ra năm 1918 cũng là lần đầu vũ khí hóa học như khí clo và một số chất độc được đưa vào sử dụng. Điều này nhanh chóng gây ra sự kinh hoàng cho binh sĩ và tướng lĩnh cả hai bên. Những tổn thương do khí độc tàn phá cơ thể nhanh chóng và không thể đảo ngược được. Vì vậy, các quốc gia tham chiến đều đã cấp tốc sản xuất khẩu trang và mặt nạ phòng độc để trang bị lượng lớn cho quân đội của mình.

Trường Giang

Tại sao chủng virus lây từ động vật sang người lại rất nguy hiểm?

Tại sao chủng virus lây từ động vật sang người lại rất nguy hiểm?

Trước khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: “Vì sao các chủng virus có nguồn gốc từ động vật lại cực nguy hiểm với sức khỏe con người?”