Câu 1: Trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Trung Quốc, đâu là thức bánh không thể thiếu?

A. Bánh tổ

Đáp án: Tết cổ truyền ở Trung Quốc thường kéo dài từ 8/12 âm lịch đến 15/1 âm lịch. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó, bánh tổ (một loại bánh được làm từ gạo nếp, đường và một chút gừng tươi) là thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống ở quốc gia này. Mọi người ăn món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

B. Bánh sủi cảo

C. Bánh bò

 

Câu 2: Đâu là câu chúc tụng ngày đầu năm mới của người Mông Cổ?

A. “Chúc bạn luôn khỏe mạnh”

B. “Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt”

Đáp án: Đầu năm mới, người Mông Cổ hay chúc nhau bằng câu “Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt”. Ở xứ sở này, số cừu nhiều hơn số dân. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng.

C. “Chúc gia đình bạn luôn sung túc”

 

Câu 3: Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong thường làm gì?

A. Xem diễu hành

Đáp án: Tết cổ truyền ở Hong Kong có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông lại pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong sẽ tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã.

B. Đi chúc Tết

C. Đi lễ chùa

 

Câu 4: Ngày tết cổ truyền mừng năm mới tại Hàn Quốc có tên gọi là gì?

A. Sinjeong

B. Chuseok

C. Seollal

Đáp án: Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc là Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal - ngày xua đi những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

 

Câu 5: Triều Tiên chính thức coi Tết Nguyên đán là một ngày lễ Tết quan trọng vào năm nào?

A. Năm 1988

B. Năm 1989

Đáp án: Kể từ năm 1989, Triều Tiên mới chính thức coi Tết Nguyên đán là một ngày lễ Tết quan trọng của đất nước. Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc. Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món "cơm thuốc" (gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín). Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên.

C. Năm 1990

Thúy Nga

Làm thế nào sống sót trong tình huống nguy cấp này?

Làm thế nào sống sót trong tình huống nguy cấp này?

Những kỹ năng sinh tồn là điều bất cứ ai cũng cần trang bị để có thể xử lý và sống sót trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm.