{keywords}

1. Vì mải mê đuổi theo một con chó, binh sĩ Hy Lạp này đã vượt biên và bị bắn chết trên quốc gia nào?

A. Bungaria

Đáp án: Vào năm 1925, Hy Lạp và Bulgaria đang trong tình trạng thù địch. Vụ việc trên là giọt nước tràn ly khiến chính phủ Hy Lạp cho quân qua biên giới đánh vào lãnh thổ Bulgaria.

B. Thổ Nhĩ Kỳ

C. Albania

D. Cộng hòa Macedonia

2. Trong vài giờ đầu của sự kiện trên, phía Hy Lạp đã cố gắng tránh chiến tranh bằng cách?

A. Rút quân đồn trú khỏi biên giới

B. Kêu gọi Hội Quốc Liên vào cuộc

C. Đầu hàng

D. Kêu gọi lính Bulgaria bình tĩnh

Đáp án: Trong khoảng tạm dừng của cuộc xung đột, một vị tướng Hy Lạp cùng trợ lý đã cầm mảnh giấy trắng chạy vào giữa 2 chiến tuyến để kêu gọi binh lính ngừng bắn. Tuy nhiên, phía Bulgaria lại nổ súng giết ông, đồng thời làm bị thương vị trợ lý.

 

3. Trước đó vài năm, hai quốc gia này đã đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh đẫm máu nào?

A. Thế chiến thứ Hai

B. Thế chiến thứ Nhất

Đáp án: Trước đó, hai nước Hy Lạp và Bulgaria đã ở hai phe khác nhau trong thế chiến thứ Nhất. Hy Lạp theo phe Hiệp Ước bao gồm Anh, Pháp, Mỹ. Bulgaria theo phe Liên Minh gồm Đức, Áo, Hung. Kết quả chiến thắng thuộc về phe Hiệp Ước, đồng thời khiến quan hệ giữa Hy Lạp và Bulgaria trở nên vô cùng căng thẳng.

C. Cuộc chiến tranh Pháp-Phổ

D. Cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

 

4. Thế lực nào đã yêu cầu Hy Lạp đình chiến ngay lập tức?

A. Đế quốc Anh

B. Đế quốc Ottoman

C. Hoa Kỳ

D. Hội Quốc Liên

Đáp án: Cuộc tiến công của quân Hy Lạp buộc phải ngừng do sự can thiệp của Hội Quốc Liên (Cơ quan tiền thân của Liên Hợp Quốc sau này).

 

5. Sau cuộc chiến, Hy Lạp đã phải bồi thường cho Bulgaria bằng?

A. Vàng

B. Lương thực

C. Tiền

Đáp án: Không những bắt Hy Lạp đình chiến, Hội Quốc Liên còn yêu cầu quốc gia này bồi thường cho Bulgaria 45.000 bảng Anh, một số tiền khá lớn thời bấy giờ.

D. Nô lệ

Trường Giang

Điều luật kì lạ cấm phụ nữ mặc váy ra đường xuất hiện trong thời kỳ nào?

Điều luật kì lạ cấm phụ nữ mặc váy ra đường xuất hiện trong thời kỳ nào?

 - Nghe có vẻ rất vô lý vào thời đại ngày nay, nhưng điều luật này đã từng tồn tại trong một giai đoạn lịch sử của Việt Nam.