Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.

Câu 2. Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

A. Mạc Đĩnh Chi

B. Trịnh Tuệ

C. Nguyễn Trực

Đáp án chính xác là Nguyễn Trực.

Nguyễn Trực (1417-1474) ông quê ở Hà Nội ngày nay, năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của triều Hậu Lê, đồng thời cũng là vị trạng nguyên đầu tiên được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, nhờ tài và đức độ hơn người, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, để bớt nhớ nhung quan trạng, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng của vua.

 

Câu 3. Vị trạng nguyên nổi tiếng liêm khiết, từng trả lại vua tiền nhặt được?

A. Mạc Hiển Tích

B. Mạc Đĩnh Chi

Đáp án chính xác là Mạc Đĩnh Chi.

Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là danh nhân nổi tiếng thời Trần. Ông sinh thời không chỉ nổi tiếng bởi tài năng, đức độ, tài ứng đối…mà còn là vị quan nổi tiếng liêm chính trong sử Việt.

Theo sách Kể chuyện trạng Việt Nam, dù nghe tiếng ông liêm khiết đã lâu, vua Trần Minh Tông vẫn muốn thử thách, sai thị vệ bỏ trước cửa nhà Mạc Đĩnh Chi 10 quan tiền. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy tiền để trước cửa, ông lập tức vào triều tâu lên vua để tìm người trả lại. Cuối cùng vì không biết “ai bỏ quên” nên vua đã cho ông dùng chi tiêu.

C. Phạm Sư Mạnh

 

Câu 1: Vị trạng nguyên nổi tiếng nào từng đề xuất cách xử lý chuyện “không chồng mà chửa”?

A. Lương Thế Vinh

Đáp án chính xác là Lương Thế Vinh.

Ngoài tài năng hơn người, sinh thời, trạng nguyên Lương Thế Vinh gắn liền với việc đề xuất lên vua Lê Thánh Tông chuyện xử lý vụ án “không chồng mà chửa”.

Theo sách Hồng Đức thiện chí thư, nhà nọ có một cô gái thích một anh học trò nghèo nhưng không được đáp lại tình cảm, cô này đã tư thông với một người hàng xóm để có thai, sau lại nói với bố mẹ là thai của anh học trò nghèo. Khi bố mẹ cô gái phát đơn kiện, quan cấp không biết xử lý ra sao, vì anh học trò thì nằng nặc từ chối, còn cô gái một mực khẳng định mình có thai với anh học trò. Chuyện đến triều đình, Lương Thế Vinh đã đề xuất ra cách xử án. Theo đó ông bắt cả người hàng xóm bị nghi ngờ và anh học trò nghèo phải thề độc mình không phải là chủ nhân của cái thai trong bụng cô gái, cuối cùng chỉ mỗi anh học trò nghèo dám thề, gã hàng xóm phải thừa nhận. Từ câu chuyện này, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật quy định chi tiết việc xử lý tội ngoại tình thời Hậu Lê.

B. Nguyễn Nghiêu Tư

C. Lý Đạo Tái

 

Câu 4. Vị trạng nguyên nào trong sử Việt từng xuất gia đi tu với pháp danh Huyền Quang?

A. Trịnh Tuệ

B. Lý Đạo Tái

Đáp án chính xác là Lý Đạo Tái.

Trạng nguyên triều Trần Lý Đạo Tái là người huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền khi chưa đỗ đạt, vì dung xấu xí, nghèo khổ nên thường xuyên bị những người xung quanh hắt hủi, đi hỏi vợ ở nhiều nơi đều bị người ta từ chối. Tuy nhiên, bù lại, Lý Đạo Tái lại sở hữu trí thông minh hơn hẳn người thường, học rất giỏi. Năm Giáp Tuất 1274, ông đã đỗ trạng nguyên ở tuổi 28. Sau khi đỗ trạng và ra làm quan, có rất nhiều nhà giàu kết thân, nhiều người muốn gả con gái cho ông. Chán ngán sự đời bạc bẽo, trạng nguyên Lý Đạo Tái đã xuất gia đi tu theo vua Trần Nhân Tông ở núi Yên Tử với pháp danh là Huyền Quang.

C. Nguyễn Biểu

 

Câu 5. Danh y nào của nước ta từng thi đỗ Hoàng Giáp nhưng không ra làm quan?

A. Lê Hữu Trác

B. Trịnh Tuệ

C. Tuệ Tĩnh

Đáp án chính xác là Tuệ Tĩnh.

Tuệ Tĩnh (1330-1400) là danh y nổi tiếng của nước ta dưới thời nhà Trần. Ông từng thi đỗ Hoàng giáp nhưng không ra làm quan mà vào chùa đi tu, học nghề thuốc để cứu người, trở thành ông tổ của nền y dược Việt Nam với cuốn sách Nam dược thần hiệu. Năm 55 tuổi, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh, xót thương cho số phận của mình và luôn đau đáu nỗi niềm một ngày được quay lại quê hương, thoát khỏi cảnh đất khách quê người, trước khi qua đời ông khắc lên bia mộ dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với". Năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê Hải Dương bây giờ.

Tiểu Uyên

Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?

Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?

Dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn có những người phụ nữ vượt lên tất cả, khẳng định được trí tuệ không hề thua kém những bậc nam giới.

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất trong sử Việt, nhưng sinh thời từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi.