Người xưa có câu “làm bạn với vua như chơi với hổ”. Câu nói quả thật không sai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.

Câu 1. Nhân tài nào của nước ta từng bị kết tội “hóa hổ để giết vua”?

A. A. Lê Văn Thịnh

Đáp án chính xác là Lê Văn Thịnh. 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Thịnh (1038-1096), người làng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia đình nông dân, nhưng Lê Văn Thịnh lại là người rất ham học và thông minh. Năm 1075 khi nhà Lý mở khoa thi nho học đầu tiên trong lịch sử, Lê Văn Thịnh tham gia và đỗ đầu. Ông trở thành bậc khai khoa trong lịch sử khoa bảng nước ta. Sau khi đỗ đạt ông ra làm quan, làm thầy dạy của vua Lý Nhân Tông.

Trải qua nhiều chức vụ, lập được nhiều công trạng, năm 1084 ông được giữ chức Thái sư – đấng đầu triều đình nhà Lý. Khi sự nghiệp đang lên cao, Lê Văn Thịnh bỗng gặp họa lớn. Năm 1085, ông bị vu “hóa hổ giết vua” trong vụ án Hồ Dâm Đàm (Hồ Tây). Sau vụ án, ông bị tước áo mũ, đày đi xa rồi chết trên đường trở về quê năm 1096.

B. B. Lê Văn Hưu

C. C. Mạc Hiển Tích

 

Câu 2. Vị tể tướng nổi tiếng nào của nhà Trần từng bị vu cáo tội phản nghịch buộc phải chết oan?

A. A. Trần Nhật Hiệu

B. B. Trần Quốc Chẩn

Đáp án chính xác là Trần Quốc Chẩn.

Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, cũng là em trai của vua Trần Anh Tông, đồng thời là bố vợ của vua Trần Minh Tông. Sinh thời, ông là danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, từng được giao giữ chức Tể tướng, đứng đầu lục bộ. Tài năng là thế, nhưng rồi Trần Quốc Chẩn đã phải chịu cái chết đau đớn không thể giải bày.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bấy giờ, vua Trần Minh Tông đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng ới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam rồi lại bắt ông phải tuyệt thực đến chết khi mới 47 tuổi.

C. C. Trần Quốc Vượng

 

Câu 3. Vị tể tướng nào của nhà Hậu Lê từng phải chết vì tội mê tín?

A. A. Lê Sát

B. B. Trịnh Khả

C. C. Lê Ngân

Đáp án chính xác là Lê Ngân.

Lê Ngân là bậc khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1437, ông được phong là Tể tướng. Con gái của ông là Lê Nhật Lệ cũng được sắc phong Huệ phi của vua Lê Thái Tông.

Xét về thứ bậc gia đình, ông là bố vợ của vua. Tuy nhiên, đang ở đỉnh cao quyền lực, ông gặp họa lớn. Tháng 11/1437, có người tố giác nhà Lê Ngân thường thờ phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được vua yêu hơn. Vua Lê Thái Tông sai thái giám Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà Lê Ngân lục soát, bắt được tượng và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa. Bất chấp mọi lời van xin, vua Lê Thái Tông vẫn không đổi ý, giao Lê Ngân cho hình quan xét xử. Cuối cùng, ông bị ép uống thuốc độc tự tử ở nhà vào cuối tháng 12 năm 1437, con gái Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (thấp nhất trong hàng ngũ vợ vua), tất cả gia sản bị tịch thu.

 

Câu 4: Bậc khai quốc công thần nào sau đây của nhà Hậu Lê từng phải chết oan?

A. A. Nguyễn Trãi

B. B. Trần Nguyên Hãn

C. C. Cả hai người trên

Đáp án chính xác là cả Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn. 

Sau khi đánh đuổi được quân Minh xâm lược, nhiều khai quốc công thần của nhà Hậu Lê như Lê Ngân, Lê Sát, Trịnh Khả, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn lần lượt bị kết tội dẫn tới những cái chết đau đớn, tranh cãi. Trong đó có những công thần phải chết oan. Tiêu biểu là Nguyễn Trãi – người đã bị giết oan cả nhà trong vụ án “Lệ chi viên” được đánh giá là thảm khốc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam và Trần Nguyên Hãn, người vừa là khai quốc công thần của nhà Lê, vừa là anh em họ với Nguyễn Trãi cũng bị khép tội mưu phản dẫn tới phải chết oan.

 

Câu 5. Bậc khai quốc công thần nào của triều Nguyễn từng chết oan bởi một bài thơ?

A. A. Nguyễn Văn Thành

Đáp án chính xác là Nguyễn Văn Thành.

Nguyễn Văn Thành là bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn, có công rất lớn trong việc giúp Nguyễn Ánh lên ngôi. Sau năm 1802, Nguyễn Văn Thành được phong làm tổng trấn Bắc thành. Ông cũng là người có công lớn trong việc soạn thảo nên bộ luật Gia Long của triều Nguyễn.

Quyền uy là thế, nhưng cuối cùng Nguyễn Văn Thành lại phải đón nhận kết cục đau xót cho mình. Năm 1815, con trai của ông đồng thời cũng là con rể của vua Gia Long là Nguyễn Văn Thuyên đã làm làm một bài thơ vịnh ngâm cho vui, chẳng ngờ một số gian thần dựa vào câu cuối để vu cho cha con Nguyễn Văn Thành có ý mưu phản. Cuối cùng, Nguyễn Văn Thành bị kết án buộc phải tự tử trong ngọc, còn con trai Nguyễn Văn Thuyên cũng bị xử chém.

B. B. Lê Văn Duyệt

C. C. Lê Văn Khôi

Tiểu Uyên

Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?

Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?

Bạn biết những gì về sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

Bạn biết gì về các vị trong Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch Mậu Thân?

Bạn biết gì về các vị trong Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch Mậu Thân?

Bạn có biết nhiều hơn về các vị từng ở trong 2 Bộ Tư lệnh tiền phương trong Chiến dịch Mậu Thân 1968?

Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?

Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất?...

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...