- Một báo cáo gần đây đăng trên tạp chí Tâm thần Sinh học (Biological Psychiatry) cho hay những người trải qua những chấn thương tâm lý, hoặc rối loạn tâm lý khi còn nhỏ, thường khó thành đạt về sự nghiệp, nhất là nữ.


Các dạng rối loạn tâm lý thời thơ ấu và thời niên thiếu (childhood and adolescence) như: thiếu sự chăm sóc, trầm cảm, lo phiền, bị bạo hành về thể xác, chịu áp lực tâm lý... là những thách thức căn bản đối với năng lực nhận thức, và trưởng thành về tình cảm.

Rối loạn tâm lý làm trì trệ quá trình trưởng thành về mặt xã hội của cá thể, làm cá thể này khó tìm bạn, khó thích nghi với một tập thể/nhóm làm việc mới, và khó thực sự chan hòa với người khác. Họ thường gặp khó khăn để đảm bảo được mức thu nhập như của những ai khi còn nhỏ không phải trải qua chấn động mạnh về xúc cảm.

Tuy nhiên, tình trạng lương bổng và thu nhập những người từng bị chẩn đoán là bị rối loạn tâm lý (mental disorders), nói chung khá thấp, ít gây ngạc nhiên, đồng thời ít được lưu tâm.

Có không một mối liên hệ giữa rối loạn tâm thần và thu nhập? Có phải thu nhập thấp là hậu quả của rối loạn tâm thần? Địa vị kinh tế có thể hiện một tương tác phức tạp giữa năng lực cá nhân với các đòi hỏi xã hội đối với năng lực công dân? Các câu trả lời vẫn ám ảnh các nhà bác học cho tới gần đây.

Con gái đánh hội đồng - đặc sản Việt?

Một nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả Điều tra về sức khỏe tâm thần (World Mental Health Surveys) của Tổ chức y tế thế giới WHO, để khảo sát tương quan giữa các rối loạn nặng nề về tâm thần khi còn nhỏ, với mức thu nhập khi đã lớn. Đã thu thập dữ liệu về mức thu nhập, tình trạng về việc làm, học vấn của từng ứng viên; rồi tiến hành phỏng vấn các ứng viên, để chẩn đoán 15 hình thái rối loạn tâm thần trong họ.

Đã khảo sát gần 40 ngàn ứng viên nam và nữ, có tuổi đời từ 18 – 64, không còn đi học PT, nhưng chưa về hưu, đến từ 22 quốc gia. Các nước tiến hành khảo sát được chia thành ba nhóm, theo mức thu nhập: nhóm 11 nước có thu nhập cao; nhóm 5 nước thu nhập trung bình; nhóm 6 nước có thu nhập thấp, và thấp hơn mức thu nhập trung bình .

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thu nhập kém gây bởi tổn thương tâm lý lúc nhỏ bộc lộ rõ nét hơn tại các nước phát triển nhất. Đồng thời, cùng do rối loạn nặng về tâm thần lúc nhỏ gây ra, nhưng sụt giảm thu nhập gia đình tại các nước có thu nhập cao, và cao hơn trung bình (high and upper-middle income countries) rõ rệt hơn là tại các nước có thu nhập thấp, và thấp hơn mức thu nhập trung bình (low/lower-middle income).

Tình trạng này (sốc tâm lý lúc nhỏ đến mức gây khó đảm bảo mức sống khi trưởng thành) ảnh hưởng tới phụ nữ nặng hơn là đàn ông.

“Trời tây”

Ảnh: Internet

TS Norito Kawakami, đứng đầu bộ môn Tâm thần của Trường Y thuộc ĐH Tổng hợp Tokyo, chủ trì dự án nghiên cứu này, cho hay: “các nhà hoạch định chính sách y tế cộng đồng hiện chưa nhận thấy mất mát khổng lồ về quỹ nhân lực (human capital costs)”, gây bởi những ca bị bạo hành về tâm lý/thể xác lúc còn nhỏ nhưng không được chữa trị kịp thời.

“Kết quả là, đầu tư vào các can thiệp sớm, (để chẩn trị) cho những các ca chấn động tâm lý mạnh ở tuổi thơ, hiện vẫn rất chưa tương xứng (với yêu cầu)”, Kawakami kết luận. 

Tuy nhiên, đầu tư ngăn chặn các mầm mống của chấn động tâm lý tuổi thơ không phải là sự nghiệp “hoàn vốn” ngay. Ronald Kessler, TS của Harvard Medical School, thành viên nhóm nghiên cứu này nhận định, “dù các can thiệp sớm (về y tế) có làm giảm được một phần nhỏ mất mát về thu nhập (lost adult income) của những người lớn từng bị rối loạn tâm thần mạnh hồi nhỏ, thì tổng số mất mát về thu nhập khi họ đã trưởng thành (amount of lost adult income) vẫn rất lớn, đến mức chi phí cho can thiệp sớm những ca tâm thần này vẫn cứ lớn hơn hiệu quả kinh tế (của các nỗ lực can thiệp)”. 

Nghiên cứu này cung cấp “các số liệu nêu bật tầm quan trọng về nhận thức, rằng sự thích ứng (của công dân) trong xã hội (phương Tây) đã gặp sự cố (break down), đến mức các chiến lược về phục hồi sức khỏe, và về dược lý (pharmacologic) phải được phát triển theo hướng giúp các cá thể bị phương hại (về tâm lý, sức khỏe) có thể thích nghi được”, TS John Krystal, biên tập cho tạp chí Tâm thần Sinh học (Biological Psychiatry) bình luận.

Bạo hành – nguồn gốc đói nghèo

John Krystal viết tiếp, “các số liệu mới này cho thấy sự tăng trưởng về đòi hỏi (trong công việc) tại các nước tiên tiến về kinh tế còn làm bộc lộ (unmask) các thiếu hụt về chức năng do cùng nguyên nhân (trẻ em bị bạo hành về thể xác và tâm lý), nhưng lại không lộ rõ tại các nước kém phát triển hơn (nơi đòi hỏi về kỹ năng chưa cao)”.
Báo chí đăng tải tin này nhấn mạnh: “những người bị rối loạn tâm thần ở các nước đang phát triển gây sụt giảm thành quả kinh tế (People With Mental Disorders In Developing Countries Have Impaired Economic Success).

Với một nước đang phát triển, ngăn ngừa tình trạng bạo hành trẻ em, phụ nữ hẳn không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế và nhân đạo, mà còn nên dựa vào giáo dục để “phòng ngừa từ xa”. Vì, ít nhất, ngân quỹ dành cho y tế, để chữa trị các hậu quả của bạo lực và áp lực tâm lý trong gia đình đâu có “xông xênh” như ở các nước phát triển.

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)