8 giờ sáng, chuông reo vào lớp. Các em đi từng hàng vào lớp, ngồi xuống thảm.

Giáo viên bước lên phía trước và nói: “Chào bạn, Quin. Chào bạn, Koltan. Chào bạn, Roberto”. Sau bài hát “Chào buổi sáng”, cô giơ lên một bức tranh trời mưa, rồi nói “Mưa. Mưa”.

{keywords}
Trường Mầm non DeMille gần khu Little Saigon - khu vực có rất đông người gốc Việt sinh sống - đã mở một lớp học tiếng Việt dành cho học sinh.

Các em học sinh mẫu giáo ở Trường Mầm non DeMille gần khu Little Saigon đang tham gia lớp học Việt – Anh đầu tiên của bang.

Một phần ba lớp học là các em nói tiếng Anh bản địa, một phần ba là nói tiếng Việt bản địa và một phần ba còn lại sử dụng cả hai thứ tiếng khi ở nhà.

Trong vài tuần đầu tiên, các em sẽ học những câu đơn giản như “Tôi tên là”, các ngày trong tuần, các tháng trong năm và màu sắc của cầu vồng.

Với cô giáo Đặng Hương, làm việc với trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi rất hiếu động này cần rất nhiều sự kiên nhẫn và hài hước. “Bây giờ, tôi chỉ đưa ra cho bọn trẻ những thứ đơn giản. Sau đó, các em sẽ học được nhiều hơn qua hành động và các trò chơi” – giáo viên dạy tiếng Việt đã được 10 năm cho Học khu Westminster cho hay.

{keywords}
Những bài học được hướng dẫn bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt

Trường DeMille nằm cạnh khu vực kinh doanh và văn hóa lớn nhất của người Mỹ gốc Việt. Ngoài ra, Quận Cam cũng tự hào khi có hơn 300.000 người Mỹ gốc Việt sinh sống, là cộng đồng người Việt xa xứ lớn nhất thế giới và là nhà của những người tị nạn trước kia mà hiện giờ họ đã trở thành những thị trưởng, thành viên hội đồng thành phố, thậm chí là thượng nghị sĩ của bang.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Á, trong các cuộc phỏng vấn truyền hình và tại các sự kiện, đều ủng hộ việc tổ chức các lớp học song ngữ, trong đó học sinh được dạy vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Anh.

Các lãnh đạo nhà trường đang dự tính sẽ mở thêm mỗi năm một lớp học tiếng Việt, để đạt mục tiêu là phần lớn học sinh từ mầm non tới lớp 6 đều có cơ hội được học tiếng và văn hóa Việt Nam.

{keywords}
Cô Đặng Hương - một giáo viên dạy tiếng Việt có kinh nghiệm lâu năm - là người hướng dẫn các em.

Hiệu trưởng Shannon Villanueva cho biết: “Tôi đã sống trong cộng đồng này, và đây là điều mà tôi muốn cho những đứa trẻ của tôi. Chúng ta đang nói về việc trở thành những người đi học ở thế kỷ 21 và đây chính xác là điều đó”.

Nhóm của cô Đặng Hương sẽ tập trung vào học bảng chữ cái tiếng Việt, không có các phụ âm “f”, “w”, “z” nhưng có nhiều nguyên âm hơn tiếng Anh.

Cô Hương nói rằng việc học ngôn ngữ đơn âm có thể sẽ khó khăn, trong đó có những từ có 2 chữ cái có thể có 5 nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào thanh sắc. Nhưng với cô, “có những âm rất đẹp”.

Để giúp học sinh học tốt hơn, mọi vật dụng trong phòng học đều được dán nhãn tiếng Việt và mọi hướng dẫn của cô Hương đều được dịch ra tiếng Anh, ví dụ “đứng lên” nghĩa là “stand up”, “ngồi xuống” nghĩa là “sit down”.

“Từ vựng sẽ là thách thức lớn nhất của trẻ” – cô Hương nhận xét

Chị Maria Pavia có con là Christopher là một học sinh trong lớp học của cô Hương, nói: “Thằng bé thường rất nhút nhát và tôi rất ngạc nhiên khi nó nói nhiều hơn ở một ngôn ngữ khác”.

  • Nguyễn Thảo (Theo LATimes)