Thật khó để dự tính thế giới sẽ như thế nào vào năm 2031 và nền giáo dục sẽ hướng tới đâu vào thời điểm đó. Tuy nhiên, là các nhà giáo dục, chúng ta phải đối mặt với nhiệm vụ không thể chối bỏ là chuẩn hành trang cho các em tự tin bước vào một tương lai đầy bất định và ngày càng khó dự đoán.

Tôi tin rằng cách tốt nhất để quản lý sự thay đổi đó là dự đoán và ứng phó với nó, và một nền giáo dục chất lượng cao là phương tiện tốt nhất để làm điều đó.

Điều này đặt ra câu hỏi "Một nền giáo dục chất lượng cao là như thế nào?”.

Nếu chúng ta thực sự chuẩn bị cho trẻ em sống trong thế kỷ 21, thì chúng ta phải khuyến khích và phát triển các kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Những gì học sinh biết không còn là thước đo quan trọng nhất về chất lượng giáo dục. Thước đo thực sự là khả năng tham gia vào những gì các em không biết và đưa ra giải pháp. Một cách khác, học sinh nên được dạy về cách tư duy chứ không phải điều cần tư duy.

Là giáo viên, chúng tôi liên tục suy ngẫm về thực tiễn của chúng tôi và đặt câu hỏi chúng tôi đã dạy học hiệu quả đến mức nào trong lớp học; với tư cách là một hiệu trưởng, tôi liên tục suy nghĩ về việc chúng tôi đã thành công như thế nào trong việc chuẩn bị cho học sinh của mình cho tương lai.

Nhưng chính xác điều này đưa đến điều gì? Một báo cáo gần đây của Bộ Lao động Hoa Kỳ tuyên bố rằng "65% trẻ em bắt đầu đi học trong năm nay sẽ làm những công việc mà chưa từng tồn tại” làm tôi thực sự phân vân.

Vì vậy, khi đối mặt với trách nhiệm quan trọng này, các trường học đã giải quyết nhiệm vụ quan trọng như thế nào để chuẩn bị cho con cái chúng ta vào thế giới công việc vào năm 2031?

Theo tôi, chìa khóa cho nền giáo dục trong tương lai sẽ là sự hiểu biết cơ bản rằng tất cả chúng ta đều khác nhau và do đó đảm bảo cá nhân được chú trọng đầy đủ và nền giáo dục chúng ta cung cấp phải lấy học sinh làm trung tâm.

Một chương trình giảng dạy được cá nhân hóa để phù hợp với mỗi học sinh, qua đó cho phép nuôi dưỡng và phát triển được các tài năng cá nhân cần thiết cũng như tiềm năng tối đa của các em; một nền giáo dục thành công không thể là “một công thức chung cho tất cả học sinh”.

Ngài Ken Robinson sử dụng phép ẩn dụ của hoa trong sa mạc để mô tả trẻ em ở trường. Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc, với điều kiện và khí hậu chính xác, hoa phát triển mạnh, và đua nở. Tuy nhiên, nếu khí hậu quá khắc nghiệt hoặc điều kiện không phù hợp, thì những bông hoa nằm im như hạt giống, màu sắc thực sự của chúng không bao giờ được tiết lộ, sự biến đổi của chúng từ một hạt giống thành một cây bị ngăn chặn và do đó cơ hội đánh giá vẻ đẹp của chúng không bao giờ xảy ra.

Trẻ em, cũng giống như những cây xanh, cần được cung cấp đầu đủ điều kiện thuận lợi để phát triển; các em cần được ươm mầm trong môi trường của sự tin cậy và cơ hội; các em cần được kích thích, tài năng của các em được phát hiện, nuôi dưỡng, đánh giá và trân trọng; các em cần được hỗ trợ trong những lúc khó khăn để xây dựng bản lĩnh vững vàng và trưởng thành về cảm xúc; sự tò mò tự nhiên của các em cần được trân trọng và khuyến khích thông qua các hoạt động tập thể và và một chương trình giảng dạy thách thức các em chấp nhận rủi ro và khơi dậy trí tưởng tượng của các em.

Rõ ràng, không dễ để tạo và duy trì các điều kiện như vậy. Cần có kỹ năng, sự chăm chỉ và cống hiến để đảm bảo rằng mọi đứa trẻ đều có cơ hội đạt được tiềm năng đầy đủ và trở thành người giỏi nhất có thể.

Mặc dù không có quả cầu pha lê để dự đoán cuộc sống sẽ ra sao vào năm 2031, chúng ta có thể chắc chắn rằng đại đa số giáo viên chuyên nghiệp và tận tụy trên toàn thế giới đang nỗ lực hết mình để tạo hành trang cho trẻ em có thể thành công trong tương lai.

Tôi không đồng tình với quan điểm rằng sự thành công của một trường học được đánh giá chỉ dựa trên thành tích học tập xuất sắc; mà chắc chắn thành công còn phải được đánh giá qua mức độ mà số học sinh tốt nghiệp tham gia và đóng góp cho toàn xã hội như những công dân năng động, hiểu biết và toàn diện.

Một số kỹ năng cần thiết mà các em cần có được khi rời ghế nhà trường bao gồm sự tự tin vào bản thân, khả năng tưởng tượng, sự tò mò để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề các em gặp phải và quan trọng nhất là khả năng luôn tìm thấy niềm vui trong học tập. 

Andrew Dalton (Chủ tịch Hiệp hội các trường quốc tế tại Malaysia Giám đốc Giáo dục của Trường Quốc tế ParkCity Kuala Lumpur (ISPKL) và Trường Quốc tế Park City Hanoi (ISPH)