- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo thu hồi đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” với khái toán tổng kinh phí lên đến 749 tỉ đồng.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Có gì trong đề án đổi mới thi gần 750 tỉ đồng?

Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” được Bộ GD-ĐT phê duyệt có mục tiêu "đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới".

Theo quyết định được phê duyệt ngày 17/4, tổng kinh phí cho 3 năm thực hiện là hơn 749 tỷ đồng, trong đó năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng.

Về cơ bản, phương thức thi trong những năm nay không có thay đổi lớn, trừ ý tưởng chuẩn bị lộ trình cho viêc thi trên máy tính.

Trong danh muc tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng; các năm sau đó là hơn 90,7 tỷ đồng mỗi năm.

{keywords}
Một số hạng mục được nêu trong đề án

Điểm được xem là mới trong đề án này là định hướng thi trên máy tính vào năm 2021. Do đó, đề án chú trọng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh. Cùng với đó là xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí là 317 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2018 kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm là 153 tỷ đồng); dự kiến xây dựng hệ thống 24 trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia…

Một phần dự toán khác dành cho các phần mềm như: Năm 2018 dành 8 tỷ đồng cho phần mềm tuyển sinh điều chỉnh và 8 tỷ đồng phần mềm hỗ trợ xét tuyển trực tuyến (trong tổng số 23 tỷ đồng của công tác tuyển sinh); năm 2019 kinh phí vận hành và nâng cấp phần mềm là 7 tỷ đồng (trong tổng số 14,2 tỷ đồng) và đến năm 2020 chi phí vận hành, nâng cấp phần mềm tuyển sinh còn 6 tỷ đồng…

Đề án cũng hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo trì, chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm phục vụ thi THPT quốc gia trên máy tính; phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá; phần mềm phục vụ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá kết hợp với chấm thi và phần mềm cho thí sinh ôn luyện thi trực tuyến...

Có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi

Nhiều băn khoăn được đặt ra: Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay (năm 2018) được Bộ GD-ĐT xác định là sẽ giữ ổn định cho đến sau năm 2020. Việc đầu tư lớn cho ngân hàng câu hỏi liệu có lãng phí, khi mục tiêu và cách đánh giá ở bậc giáo dục phổ thông sẽ được thay đổi  theo chương trình giáo dục mới, một số nội dung trùng lắp không cần thiết,v.v...

Sau khi có thông tin về lộ trình của đề án trên báo chí cùng những băn khoăn như trên, ngay trong sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại.

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện.

Bộ GD-ĐT giải thích: “Con số hơn 749 tỷ đồng đề cập đến là khái toán cho 3 năm từ 2018-2020, bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ. Ví dụ kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo Đề án”.

Do đó, Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính.

Thanh Hùng

Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018

Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018

Bộ GD-ĐT vừa thông tin một số điểm thí sinh cần lưu ý trong quá trình thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.

Đề thi THPT quốc gia có câu hỏi mang tính định hướng thí nghiệm, thực hành

Đề thi THPT quốc gia có câu hỏi mang tính định hướng thí nghiệm, thực hành

Đề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ xuất hiện những câu hỏi mang tính định hướng thí nghiệm, thực hành của học sinh. Do đó những trường nào bỏ phần này, thí sinh sẽ khó khăn hơn khi thi.

Thi THPT quốc gia 2018: Có thí sinh đăng ký đến 29 nguyện vọng

Thi THPT quốc gia 2018: Có thí sinh đăng ký đến 29 nguyện vọng

Theo công bố về số lượng hồ sơ đăng ký kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Nghệ An, có 1 thí sinh đăng ký đến 29 nguyện vọng với hầu hết các tổ hợp môn.

Các loại máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018

Các loại máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi THPT quốc gia 2018

Ngày 19/04/2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn 1568/BGDĐT-CNTT về việc thông báo danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.