- Sáng 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thăm và làm việc tại một trong những ngôi trường cổ nhất khu vực Đông Nam Á: Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM.

Cô Đỗ Thị Bích Duyên, quyền hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường THPT Lê Quý Đôn ra đời cách đây 143 năm. Đây là một trong những ngôi trường cổ nhất khu vực Đông Nam Á. 10 năm nay, trường được chọn xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế.

{keywords}

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khuyến khích giáo dục thành phố tập trung những nhóm giáo dục có khả năng tiếp cận quốc tế.

Ảnh: Lê Huyền

Theo cô Duyên, việc phát triển của trường dựa trên các tiêu chí theo chương trình của Bộ GD-ĐT, ngoài thu mức học phí đã được quy định, trường không thu thêm bất kì khoản tiền nào, không tổ chức dạy thêm, học thêm.

Bên cạnh đó, trường tăng cường tổ chức dạy kĩ năng sống, trong đó học sinh được đưa ra ngoài thực tế như ra đường điều khiển giao thông, vào siêu thị học bán hàng, dọn dẹp vệ sinh….

Cô Duyên cũng cho biết học sinh của trường ít bị thất nghiệp sau khi học xong đại học.

Ngoài chương trình ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT, nhà trường dạy tăng thêm cho các em từ 3-5 tiết/tuần.

Vì vậy, nhiều học sinh sau một năm học có thể nói chuyệnvà trao đổi với người ngoại quốc, các đoàn khách quốc tế, không cần phiên dịch. Đa số học sinh ban A trường khi tốt nghiệp lớp 12 đều có chứng chỉ IELTS từ 4.5-5.5. Học sinh ban D có chứng chỉ IELTS từ 5.5 đến 6.5. Trường THPT Lê Qúy Đôn cũng đứng trong top 100 các trường trong toàn quốc về tỷ lệ học sinh đỗ đại học…

Traođổi với nhà trường, ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, TP.HCM có điều kiện thuận lợi hơn so với nhiều địa phương trong toàn quốc, nhưng thành phố vẫn chịu áp lực trước nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng của người dân.

Theo Bộ trưởng, chương trình và SGK sẽ thay đổi, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh. Ông Nhạ đề nghị nhà trường có sự sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh của thành phố và truyền thống của nhà trường.

Bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc không đầu tư dàn trải cho giáo dục, mức độ tiếp cận giáo dục cơ bản không bình quân, thực hiện phân tầng chất lượng…, ông Nhạ khuyến khích giáo dục thành phố tập trung những nhóm giáo dục có khả năng tiếp cận quốc tế. Những nhóm có điều kiện và khả năng tiếp cận giáo dục quốc tế sẽ kéo những nhóm kém hơn.

Riêng đối với Trường THPT Lê Qúy Đôn, ông Nhạ nhắn nhủ trường tăng cường chất lượng nhưng phải bền vững.

Cái gì chưa mạnh và còn yếu phải nhìn nhận đúng để đẩy mạnh. Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên, vì thầy cô không “kiễng chân” được đâu…Bây giờ, khi mới tiếp cận với các chương trình tiên tiến, thầy cô có thể cố được, nhưng nếu đã chạm chân chuẩn quốc tế sẽ phải có sự đầu tư rất nhiều”.

Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm và làm việc với Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm…

  • Lê Huyền - Ngân Anh

 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Thông tư 30 cần tránh duy ý chí"

Trao đổi với Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Kiêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng giáo dục tiểu học phải đi theo mô hình đánh giá như Thông tư 30, nhưng phải có cách bước đi để tránh duy ý chí.