“Thông thường, để được miễn, giảm môn thi lấy ACCA - chứng chỉ Kiểm toán chuyên nghiệp do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh cấp, người thi cần có từ 2 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty Big 4”, Thạc sĩ Ngô Trí Trung (Phó trưởng phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội) chia sẻ.

Theo ông Trung, như vậy, sinh viên sau khi ra trường không chỉ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng mà còn có lợi thế về mặt chứng chỉ nghề nghiệp để có thể tự tin cạnh tranh sòng phẳng tại các doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. 

{keywords}

Các chương trình đào tạo liên kết với các trường ĐH quốc tế đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi giúp họ có nhiều lợi thế hơn sau khi ra trường và tiếp xúc các nhà tuyển dụng.

Hiện nay, ngành Kế toán và Tài chính của Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội là chương trình đào tạo liên kết giữa Khoa Quốc tế và Đại học East London (Vương Quốc Anh).

 {keywords}

Sinh viên Kế toán và Tài chính (Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội) sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi từ các doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành.

Ông Trung cũng cho hay, khi theo học chương trình này, sinh viên sẽ được tiếp cận phương pháp giảng dạy và quy trình kiểm tra đánh giá tiên tiến theo chuẩn giáo dục quốc tế. Những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, kế toán sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên gia về kế toán, kiểm toán, kế toán trưởng hay kế toán, kiểm toán viên cao cấp của các công ty, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước.

Thúy Nga

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2020

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2020

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm ngưỡng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT năm 2020 vào các ngành/chương trình đào tạo trình độ ĐH của các trường thành viên, các khoa trực thuộc.