Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 91 cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó khu vực 11 huyện miền núi chỉ có 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập với quy mô tuyển sinh được cấp 6.905 người/năm.

Tuy ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực miền núi tương đối đa dạng với 13 mã ngành, nghề trung cấp và trên 15 nghề sơ cấp, nhưng trong giai đoạn 2016-2018, các cơ sở cũng chỉ tuyển sinh đào tạo được 7.195 người, trong đó trung cấp 1.195 người, chiếm 25,2% (tốt nghiệp THCS chiếm 75,7%); sơ cấp 1.762 người, chiếm 37,2% và đào tạo dưới 3 tháng 4.328 người, chiếm 37,6%.

Nếu so sánh với số liệu tổng tuyển sinh đào tạo toàn tỉnh là 222.976 người thì tỷ lệ ở miền núi chỉ chiếm khoảng 3,5%. Kết quả tốt nghiệp 201.469 người thì tỷ lệ miền núi chiếm 2,9%. Trong khi số lao động khu vực miền núi có khoảng 606,7 nghìn người, chiếm 26,8% lao động toàn tỉnh.

Số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh miền núi tham gia học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất thấp. Trong khi khoa học – công nghệ không ngừng phát triển và để đáp ứng xu thế hội nhập đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao thì tỷ lệ lao động khu vực miền núi chủ yếu vẫn là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo; tính ổn định, bền vững của việc làm còn thấp dẫn đến năng suất lao động và thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

{keywords}

toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 91 cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mặc dù giáo dục nghề nghiệp khu vực miền núi luôn được ưu tiên đầu tư, nhưng do số lượng trường trung cấp, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực miền núi còn ít, chủ yếu tập trung ở TP. Thanh Hóa và một số huyện miền xuôi. Điều này đã gây khó khăn cho việc học trung cấp nghề của các em học sinh.

Mặt khác, việc phân luồng học sinh sau THCS thực hiện chưa tốt. Năm học 2018-2019, khu vực miền núi có khoảng trên 75% học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các trường THPT, trường dân tộc nội trú; khoảng 10% vào học tại các trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên cấp huyện và chỉ khoảng 5% học trung cấp tại các trường nghề, còn lại là bỏ học hoặc sớm tham gia thị trường lao động.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), cho biết: "Do trang thiết bị dạy nghề cũ, không phù hợp thời đại công nghệ 4.0; giáo viên dạy nghề lại thiếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo".

Mặt khác, theo bà Hương, việc hướng nghiệp cho thanh niên khu vực miền núi và người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Bản thân người lao động cũng chưa thực sự tích cực trong việc học nghề. Phần lớn lao động học nghề dưới 3 tháng xong chỉ duy trì được thời gian ngắn.

Hơn nữa việc làm tại chỗ lại không có do rất ít công ty, doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn khu vực miền núi nên nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều.

Do vậy, để phấn đấu năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người lao động về giáo dục nghề nghiệp.

Các trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung nâng cao, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ đủ về số lượng và chất lượng; đổi mới chương trình học, giáo trình đào tạo phù hợp với tiến bộ của khoa học – công nghệ; tranh thủ nguồn lực đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo; liên kết, phối hợp với doanh nghiệp để cùng tổ chức đào tạo, thực hành, thực tập đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.

Trường Giang

Tỉ lệ thất nghiệp tăng ở nhóm có trình độ, giảm ở nhóm trung cấp nghề

Tỉ lệ thất nghiệp tăng ở nhóm có trình độ, giảm ở nhóm trung cấp nghề

-Quý II/2019, cả nước có 1.054 nghìn người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó số người thất nghiệp có trình độ đại học là hơn 160,5 nghìn người; cao đẳng là 68,7 nghìn người; trung cấp là 49,6 nghìn người; sơ cấp nghề là 16,8 nghìn người.