Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cần phải chủ động và sáng tạo hơn nữa để nhanh chóng đưa học viện trở thành trường trọng điểm quốc gia về ICT, tương xứng với vị thế, tiềm năng cũng như sự kỳ vọng các các cấp lãnh đạo và các thế hệ giảng viên, sinh viên trong 20 năm qua.

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất diễn ra sáng 16/9.

{keywords}
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi lễ sáng 16/9. Ảnh: Lê Văn.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chúng mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ và sinh viên học viện đạt được trong chặng đường phát triển còn nhiều khó khăn thử thách trong 20 năm vừa qua.

"Trải qua 20 năm HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đóng góp không nhỏ cho ngành thông tin truyền thông của nước nhà. Những kết quả nghiên cứu đào tạo rất đáng khích lệ của nhà trường đã góp phần đưa ngành thông tin và truyền thông trở thành 1 trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước" - Bộ trưởng khẳng định.

Trong những năm vừa qua HV đã năng động sáng tạo, lấy hoạt động nghiên cứu khoa học làm nòng cốt, duy trì nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín với nhiều cơ quan trong xã hội. Đồng thời học viện cũng đưa các kết quả từ hoạt động này vào trong các giáo trình, bài giảng để truyền tải thành tựu thực tiễn, ứng dụng nghiên cứu khoa học cho SV.

"Sự gắng kết chặt chẽ giữa kiến thức trong bài giảng và thực tế đã làm cho chương trình đào tạo của HV có được sự khác biệt của chương trình đào tạo của một số trường khác. Ngoài ra HV cũng chủ động đưa ra một số ngành đào tạo đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội như ngành Công nghệ đa phương tiện, An toàn thông tin, Truyền thông đa phương tiện" - Bộ trưởng nói.

Năm nhiệm vụ trước thời cơ mới

Người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông khẳng định, Việt Nam đang trong quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thông tin truyền thông đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn.

Với thời cơ lớn và vận hôi mới, học viện cần có bước đi chủ động và sáng tạo hơn nữa, nhanh chóng đưa học viện trở thành trường trọng điểm quốc gia về ICT, tương xứng với vị thế, tiềm năng của học viện cũng như tương xứng với kỳ vọng của lãnh đạo các cấp, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên của học viện.

Từ đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu ra 5 nhiệm vụ mà ông yêu cầu học viện phải thực hiện.

Một là, rà soát chức năng, kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển và lộ trình phát triển phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ KH của học viện, thu hút được giảng viên giỏi, cán bộ khoa học trẻ có năng lực và ngoại ngữ tốt.

"Học viện phải phấn đấu luôn là một điển hình có uy tín cao về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành thông tin và truyền thông, nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao CNTT và truyền thông, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ KHKT cho phát triển KTXH, nhằm xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí".

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Lê Văn.

Hai là, không ngừng đổi mới nội dung phương thức đào tạo theo phương châm, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn. Chủ động xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ TT&TT trong đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành, các DN viễn thông CNTT cũng như toàn xã hội.

Ba là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu, tích cực tham gia phản biện đóng góp xây dựng phát triển ngành TT$TT, phục vụ có hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong toàn xã hội. Nâng cao chất lượng của sản phẩm nghiên cứu, đặt mục tiêu phải có nhiều sản phẩm trong nghiên cứu được công bố quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, phát triển CNTT và truyền thông.

Cuối cùng, quan tâm hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của học viện. Phải hình thành thư viện khoa học, phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại, xứng đáng phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

"Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của cha anh đi trước, với độ ngũ các thầy cô giáo các nhà khoa học năng động và tâm huyết, giàu trí tuệ với đội ngũ cán bộ công chức vhết lòng vì sự nghiệp chung với quyêt tâm đam mê sáng tạo của các sinh viên, học viện sẽ trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu hàng đầu về CNTT và truyề thông của đất nước trong khu vực cũng như trên thế giới" - Bộ trưởng khẳng định.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập vào năm 1997, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, học viện đào tạo 9 ngành ở trình độ đại học, 5 ngành trình độ sau đại học. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường với việc làm phù hợp với chuyên ngành là 93%.

Về nghiên cứu khoa học, từ khi thành lập tới nay, học viện đã thực hiện 3.000 đề tài với 30 đề tài cấp nhà nước. 100% đề tài, nhiệm vụ đều được đặt hàng bởi doanh nghiệp và kết quả đều được ứng dụng vào thực tiễn mạng lưới.

Hà Phương