- Việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) như những năm qua và các phương án đề xuất trong thời gian gần đây tuy có đổi mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập.


Các năm trước, Bộ GD - ĐT quy định thi 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với 3 môn tùy chọn trong 5 môn còn lại (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa). Năm nay, Bộ lại chủ trương thi 3 môn bắt buộc Văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong nhóm 5 môn còn lại.

Chủ trương tổ chức thi với một số môn “chọn lọc” bên cạnh 3 môn bắt buộc như vậy là đi ngược lại với mục tiêu của giáo dục hổ thông.

{keywords}
Phụ huynh đưa con đi thi tại Trường ĐH Thủy lợi. Ảnh: Thanh Hùng

Với nhận thức “Thi môn nào, học môn ấy; thi thế nào, học thế ấy” cùng với cách tổ chức thi như trên đã tạo ra tâm lý phân biệt “môn chính môn phụ”, là nguyên nhân của hàng loạt tệ nạn không nên có trong hoạt động giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông.

Cách thi này là một trong những nguyên nhân của dạy tủ, học tủ, học lệch, gian lận thi cử.

Thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” qua việc đổi mới thi cử không phải là chọn thi môn này hay môn kia hay giao cho giao cho tổ chức nào phụ trách.

 Đổi mới thế nào để vừa bảo đảm mục tiêu giáo dục phổ thông vừa “giảm áp lực thi cử” cho học sinh là một yêu cầu cần thiết và không quá phức tạp. Trong khi chưa có kế hoạch đổi mới đầy đủ, tôi đề nghị tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH

Thi tốt nghiệp THPT: Giao địa phương

Thi tất cả các môn học được dạy trong chương trình giáo dục phổ thông, không xem nhẹ và bỏ thi bất cứ môn nào.

Với việc áp dụng công nghệ thông tin và hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, việc tổ chức thi tất cả các môn học ở kỳ thi này là đơn giản. Cách thi vừa nhanh chóng, toàn diện, ít tốn kém, chính xác. Kết quả có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Một số ít môn học cần thiết có thể thi thêm phần tự luận (luận văn tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh…).

Bộ trưởng Giáo dục: "Tiếp tục đổi mới để kỳ thi nhẹ nhàng hơn"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết như vậy khi đi kiểm tra công tác thi THPT quốc gia tại điểm thi Trường THPT An Phước (tỉnh Ninh Thuận) chiều 3/7.

Vì là thi tốt  nên chỉ có ngành GD-ĐT địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức theo kế hoạch được Bộ GD-ĐT phê duyệt, không cần tổ chức theo hình thức kỳ thi quốc gia, chỉ cần quy định thời gian kết thúc. Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật...

Kỳ thi sẽ nhẹ nhàng, không áp lực và không thể có sự “dàn xếp kết quả”.Chế độ “miễn thi TNPT” cho một số đối tượng là không công bằng và không cần thiết. Khi hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá của từng trường THPT, từng địa phương đạt đến độ tin cậy, Bộ GD-ĐT sẽ tiến đến việc cho phép thực hiện xét điều kiện tốt nghiệp, xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Để đảm bảo mặt bằng trình độ THPT cả nước, đề thi do Cục Khảo thí - Bộ GD-ĐT cung cấp trên cơ sở tập hợp và chọn lọc từ ngân hàng đề của các phòng khảo thí địa phương gửi về.

Thi bằng trắc nghiệm khách quan có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy vi tính tùy điều kiện mỗi địa phương. Ngành GD-ĐT địa phương chủ động xây dựng kế hoạch khai thác cơ sở vật chất và đội ngũ về công nghệ thông tin từ các các trường THPT và trường ĐH-CĐ… để tổ chức thi trên máy tính.

Một môn có thể thi nhiều đợt và trong nhiều ngày, không sợ lộ đề vì phần mềm máy tính bảo đảm thay đổi cấu trúc đề thi (tránh lộ đề) nhưng không thay đổi nội dung đề thi. Cần quy định điểm liệt để tránh tình trạng học tủ, học lệch.

Kết quả này hoàn toàn đáng tin cậy cho các trường ĐH-CĐ xem xét tuyển vào các ngành học liên quan. Thực hiện theo hình thức này, một số trường Đại học không cần phải tổ chức “đánh giá năng lực” gây tốn kém không cần thiết như vừa qua.

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Giao quyền tự chủ

Sau khi thống kê kết quả thi từ các địa phương gởi về, Cục Khảo thí - Bộ GD-ĐT hình thành phổ điểm từng môn và xác định “điểm sàn” cho từng khối.

Thăm dò: Có nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia?

Sau kỳ thi THPT quốc gia 2016, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức các hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để quyết định phương thức tổ chức kỳ thi trong các năm tiếp theo.

Đây là điểm điều kiện (ĐĐK) dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT xác định và công bố. Các trường chủ động lập kế hoạch tuyển sinh trình Bộ GD-ĐT duyệt và công bố trên các phương tiện truyền thông. HS căn cứ vào ĐĐK liên quan (khối dự tuyển) để đăng ký.

HS không đủ ĐĐK sẽ ôn tập để đăng ký thi cải thiện môn vào năm sau tại hội đồng thi tốt nghiệp THPT hoặc vào học tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, các khóa huấn luyện nghề nghiệp ngắn hạn…).

Cách làm này sẽ hạn chế tối đa số thí sinh ảo, tránh lãng phí và có cơ sở để dự báo và lập kế hoạch đào tạo từ giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học.

Các trường ĐH, CĐ dựa vào kết quả theo phổ điểm khối để xét tuyển theo kế hoạch trường đăng ký với Bộ GD-ĐT.

Tùy theo tính chất của từng ngành, các trường có thể tổ chức thi thêm môn năng khiếu liên quan chuyên ngành đào tạo (nếu cần).

HS phải tự tìm thông tin và thực hiện việc đăng ký cũng như tự điều chỉnh khối và trường dự tuyển căn cứ vào thông tin về kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

Cách làm này sẽ giúp HS tốt nghiệp THPT tự điều chỉnh ngành, trường dự tuyển và tự phân luồng.

HS đủ ĐĐK nhưng không trúng tuyển vào các trường ĐH, CCĐ sẽ yên tâm theo học các chương trình thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp và có thể học liên thông, không cần thi lại như quy định mới của Bộ GD-ĐT về học liên thông. Hoạt động tư vấn tuyển sinh sẽ đơn giản và không gây tốn kém cho xã hội.

Hãy “bình thường hóa” hoạt động thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Không có gì là tuyệt đối nhưng phương án này sẽ công bằng, chính xác, tiết kiệm, không áp lực, hiện đại.

Nhà giáo Nguyễn Toàn (TP.HCM)