Thống kê sơ bộ cho thấy, trung bình mỗi năm học, toàn tỉnh có khoảng 12.600 - 13.900 học sinh tốt nghiệp THCS, tuy nhiên, tỷ lệ tham gia học tập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng rất hạn chế.

Năm học 2016 - 2017, tỉnh có khoảng 12.600 học sinh tốt nghiệp THCS nhưng trên 92,5% học sinh tiếp tục tham gia học văn hóa lớp 10 tại các trường THPT và giáo dục thường xuyên, còn lại chỉ 7,5% tham gia lao động hoặc đi học nghề. Tương tự, năm học 2017-2018, chỉ 7,1% học sinh tham gia lao động tại địa phương hoặc học nghề.

{keywords}
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phân luồng HS thấp, trong đó, quan trọng nhất là nhận thức của xã hội, người lao động. Ảnh minh họa

Đối với cấp THPT, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp học tập tại các cơ sở GDNN dao động từ 20-25%. Riêng năm 2019, kết quả tuyển sinh của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh là 15.700 người, trong đó, hệ cao đẳng 120 người (chỉ đạt 21,2% kế hoạch đề ra là 500 người), hệ trung cấp 1.514 người (đạt 76% so với kế hoạch 2.000 người), sơ cấp 10.775 người và đào tạo dưới 3 tháng trên 3.300 người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phân luồng HS thấp, trong đó, quan trọng nhất là nhận thức của xã hội, người lao động, phụ huynh học sinh về GDNN còn nặng tâm lý chạy theo bằng cấp, “không ai muốn con mình làm thợ”.

Thực tế này đặt ra cho Quảng Bình nhiệm vụ phải thực hiện quyết liệt cơ chế, chính sách phân luồng học sinh sau THCS.

Minh Vy