Theo báo cáo kết quả mới nhất của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), sau 10 năm thực hiện Đề án 1956 - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, số lao động đào tạo từ 28% năm 2009 lên 59,5% năm 2019 (Quý 1/2019). Trong số này, số lao động có văn bằng chứng chỉ tăng từ 14,1% lên 23%.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, việc này vượt chỉ tiêu chung tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của cả nước và Vùng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung trong xây dựng nông thôn mới 19,5%.

{keywords}

Vượt chỉ tiêu lao động có việc làm qua đào tạo ở hai vùng phát triển nhất (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) 35% (75/40%) và 3 vùng còn lại (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long) 15% (40/25%).

Ngoài ra giúp thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 35,4% cuối quý 1/2019, giảm 16,1%.

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tiêu chí về tỷ lệ lao động qua đào tạo; việc làm, thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

L. Huyền

 

Bước rẽ sang trường nghề của sinh viên năm 3

Bước rẽ sang trường nghề của sinh viên năm 3

- Đang học năm 3 tại một trường đại học ở TP.HCM, Cao Xuân Giá bỏ ngang rồi đi làm pha chế cà phê. Một năm sau, cậu đăng ký vào học trường nghề, tốt nghiệp loại giỏi và nung nấu xây dựng cho mình thương hiệu cà phê riêng.