Bạch Thông là huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn, đời sống nông dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Song khoảng vài năm trở lại đây, nhờ có những chính sách hợp lý trong việc thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ bà con học nghề mà tình hình kinh tế của địa phương đã có những chuyển biến đáng kể. 

Theo thông tin từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bạch Thông, trong năm 2019, huyện được giao kế hoạch đào tạo 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Các lớp dạy nghề đều dựa trên nguyện vọng của bà con nông dân và điều kiện sản xuất mỗi địa phương như: Sửa chữa máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây mơ, sơ chế chè, chăn nuôi cá, trồng rau an toàn…

{keywords}
Ở huyện Bạch Thông, sau khi được dạy nghề, người nông dân đều biết áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất

Đến nay, các lớp học đều đã kết thúc và mang lại hiệu quả thiết thực. 100% bà con biết áp dụng kiến thức mới vào sản xuất. Nhiều hộ còn tự mở trang trại nhỏ, kết hợp sản xuất chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Bà Nguyễn Văn Nhơn  ở xã Quân Bình (Bạch Thông) cho biết, gia đình bà có nghè trồng chè từ lâu. Song, để bắt kịp xu hướng thị trường, năm 2019 bà đã tham gia lớp học sơ chế chè Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Trong quá trình học, bà được dạy cách canh tác chè theo hướng an toàn, chế biến chè sạch, bảo quản chè theo công nghệ hiện đại.

Giờ bà đã áp dụng được thành tạo các kiến thức đã vào vào quá trình sản xuất nên sản phẩm chè làm ra bán được giá tốt hơn những năm trước.

Thực tế, tại huyện Bạch Thông, nhiều hộ nông dân sau khi tham gia lớp trồng nghệ hữu cơ, đã chủ động áp dụng những kiến thức đã học vào trồng trọt, chăm sóc. Nhờ đó, năng suất nghệ tăng cao, có hộ gia đình năng suất đạt tới 40 tấn/ha. Từ đó, đem lại thu nhập ổn định ở mức cao cho người nông dân.

Châu Giang