Nhìn chung, người lao động học sau khi học các nghề nông nghiệp cơ bản đều tự tạo việc làm, sản xuất nuôi trồng nhỏ lẻ tại hộ gia đình. Gần 85% lao động ở huyện Sóc Sơn được đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ có việc làm.  

{keywords}
Sóc Sơn đào tạo nghề theo xu hướng chuyển đổi kinh tế và gắn với đầu ra. Ảnh minh họa

Trong năm 2019, huyện Sóc Sơn đã tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 689 lao động nông thôn, với các nghề như chăn nuôi thú y, trồng cây ăn quả, trồng rau hữu cơ, rau an toàn, chăn nuôi gia cầm... Đã có 575 lao động có việc làm sau đào tạo, đạt tỷ lệ 83,45%. Nhiều nông dân sau đào tạo nghề cho biết, đã tiếp cận được kiến thức khoa học kỹ thuật và áp dụng ngay vào trồng cây, chăn nuôi của gia đình, cho thu nhập cao hơn trước.

Năm ngoái 2018, huyện Sóc Sơn tổ chức được 60 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.078 lao động nông thôn. Trong đó, có 313 lao động thuộc hộ gia đình người có công, 180 lao động hộ cận nghèo. “Đã có 87,18% lao động nông thôn được học nghề theo nhu cầu và 1.771 lao động (84,86%) lao động có việc làm sau đào tạo. Huyện cũng đã xây dựng được 3 mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân 3 – 4 triệu đồng/người/tháng”.

Ngọc Anh