Tôi đến với nghề làm bánh tình cờ như một sắp đặt sẵn của số phận. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, ngày bé tôi không có nhiều cơ hội tiếp xúc với công việc bếp núc.

Những kỷ niệm về bánh trong ký ức của tôi là những chiếc bánh mỳ Hà Nội méo mó, bẹp rúm. Đó là món quà duy nhất mà những năm 90, mỗi lần đi công tác bố tôi đều mang về. Ấy thế mà nó lại thơm ngon đến lạ thường.

{keywords}

Ngày đầu tiên tôi được phát một chiếc tạp dề và một cái mũ. Tôi thích thú vì mình đã trở thành một thợ làm bánh sau bao tháng ngày mơ ước.

Trước khi làm chủ cửa hàng như hiện tại, tôi cũng đã trải qua những ngày tháng làm thợ tại xứ sở bạch dương nơi tôi theo học đại học. Do phải sống xa nhà, tôi tận dụng những thực phẩm và gia vị mang theo đến Nga đế nấu những món ăn na ná mùi vị quê hương.

Từ những món hàng ngày đến đặc sản vùng miền như bánh bèo chén, bánh bèo Hải Phòng, bánh xèo, bánh gối, bánh bột lọc,… Tất cả những món ăn ấy tuy không đầy đủ gia vị nhưng nó khiến tôi vơi bớt đi nỗi nhớ Việt Nam.

Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên, tôi may mắn xin được vào làm tại một tiệm bánh sau hàng chục lần xin việc không thành do bản thân là người ngoại quốc.

Ngày đầu tiên tôi được phát một chiếc tạp dề và một cái mũ. Tôi thích thú vì mình đã trở thành một thợ làm bánh sau bao tháng ngày mơ ước.

Tất nhiên, trước đó tôi cũng tự mày mò và tham gia một khóa học làm bánh. Vì vậy, tôi không có nhiều bỡ ngỡ khi xin việc tại đây. Buổi đầu tiên, tôi được quan sát và lặp lại theo hướng dẫn để chia bột, tạo hình đơn giản.

Tôi hoàn thành công việc ngày đầu một cách suôn sẻ. Nhận được tiền lương, tôi vô cùng sung sướng dù đây không phải là số tiền đầu tiên tôi kiếm được trong quá trình đi học.

{keywords}

Tôi bỏ lại tấm bằng thạc sĩ và bắt đầu với dự định kinh doanh của mình.

Trước đó, sau khoảng thời gian dự bị đại học bên Nga, tôi đã mạnh dạn buôn hàng khô cho gần 200 sinh viên Việt Nam ở cùng ký túc. Từ mì tôm, măng miến, mộc nhĩ, nấm hương cho đến mắm nước, mắm tôm,… Nhờ đó, tôi cũng đã kiếm được một khoản tiền nho nhỏ.

Sang đến ngày thứ 3, tôi đã làm theo được tất cả hướng dẫn. Ngoài ra, có nhiều thứ bánh do tôi sáng tạo cũng đã được ghi vào menu của cửa hàng.

Với vốn tiếng Nga đủ dùng, tôi thường kể chuyện cho những vị khách nước ngoài nghe về Việt Nam và cả những món ăn hay phong tục tập quán Việt. Tôi cảm thấy yêu tha thiết công việc này, dù việc học trên trường cũng khá bận mải.

Vừa đi học, vừa đi làm, đây là khoảng thời gian cuối để tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Hóa học. Tôi quyết định xin nghỉ làm để hoàn thành việc học nhưng lòng không thôi nhớ nhung.

Tôi tốt nghiệp về nước vào tháng 6/2013 với tấm bằng “đỏ” thạc sỹ Hóa học cùng những dự định về sự nghiệp, gia đình.

Nhưng rồi một lần nữa, cái duyên lại “bén” đến với tôi. Tình yêu các loại bánh cứ thế thúc giục tôi phải làm một điều gì đó. Vậy là tôi quyết định mua lò nướng, máy đánh trứng và các dụng cụ cần thiết. Tôi bỏ lại tấm bằng thạc sĩ và bắt đầu với dự định kinh doanh của mình.

Tháng đầu tiên, tôi ghi chép từng ngày bán được bao nhiêu chiếc bánh. Hồi đó, tôi chủ yếu bánh mỳ nhân ngọt với số lượng trung bình 20-50 chiếc/ ngày. Sau hơn một tháng, tôi thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Tôi nhớ bản thân cứ vui mãi với quyết định ấy.

Cứ thế, 5 tháng sau, tôi mua lại toàn bộ dàn máy, lò nướng, dụng cụ làm bánh mỳ của một tiệm thanh lý với giá 50 triệu đồng. Chưa chắc tay nghề, tôi đăng ký tham gia vào một khóa học làm bánh ngắn hạn. Cũng từ đó, tôi bước vào con đường làm bánh chuyên nghiệp.

Khởi nghiệp, tôi bán bánh trên vỉa hè. Thời điểm ấy, tôi nhận được không ít thắc mắc tại sao tốt nghiệp thạc sĩ lại ra vỉa hè kinh doanh. Tại sao không theo nghề đã học để vào cơ quan nhà nước? Thậm chí bố mẹ chồng cũng khuyên tôi nên ổn định và đi làm ở những nơi tên tuổi.

Nhưng thời gian theo nghề của tôi chứng minh và làm mọi người tin tưởng, ủng hộ. Tôi nhớ mãi chị gái chồng từng nói: “Em may mắn vì có cái nghề trong tay và được làm những gì bản thân yêu thích”.

Tất nhiên, cái gì bắt đầu cũng thật khó khăn. Có những ngày mưa gió, ngồi tại vỉa hè, tôi bị công an đuổi và tịch thu hết bàn ghế.

Cũng nhờ đó, tôi quyết tâm đi khắp Hải Phòng tìm địa điểm thuê nhà và may mắn đã tìm được. Hai tháng đầu khai trương, tôi kiếm được đủ tiền trả lương cho nhân viên và tiền thuê quán.

Mô hình pizza tự chọn đầu tiên và duy nhất tại Hải Phòng đã ra đời. Để lan tỏa niềm say mê làm bánh, tôi còn tự làm những vlog để hướng dẫn cách làm bánh tới mọi người. Tôi luôn tự nhủ bản thân không được phép ngủ quên khi mọi thứ chỉ mới bắt đầu.

Để duy trì và phát triển, tôi luôn tìm cách tốt nhất để phục vụ khách hàng. Sau 5 năm gắn bó với nghề, đã có nhiều niềm vui và cũng không ít sự lo lắng. Nhưng những khó khăn vất vả cứ thế đến rồi lại đi.

Hiện tại tôi đã đã mở được hai cơ sở tại Hải Phòng và vẫn đang duy trì, phát triển. Ngoài việc bán lẻ, tôi cũng tổ chức các lớp học trải nghiệm, dạy nghề bếp và bánh.

Tôi chưa từng hối hận về sự lựa chọn của bản thân. Cũng chính từ những trải nghiệm ấy, tôi luôn khuyến khích những người xung quanh mình làm theo những gì bản thân thực sự yêu thích.

Em gái của tôi, vốn là du học sinh tại Trung Quốc, dù theo học ngành Quản trị kinh doanh nhưng tôi vẫn động viên em nên đi theo đam mê. Hiện tại, cô bé đang có 2 cửa hàng thời trang tại Hải Phòng.

Còn cậu em trai út của tôi vốn là sinh viên năm thứ 3 tại ĐH Hải Phòng cũng đã rẽ hướng sang Nhật để theo đuổi một ngành mới thiết thực hơn.

Tôi cho rằng, bản thân không nên tự gò ép “Mình nhất định phải là người học giỏi nhất” hay phải thi đỗ vào trường chuyên lớp chọn. Hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta được làm những gì mà ta yêu. Và hãy để bản thân trở thành người giỏi nhất trong chính lĩnh vực mà mình đam mê.

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Gác tấm bằng giỏi Ngoại thương, tôi bắt đầu làm lại từ gian bếp

Gác tấm bằng giỏi Ngoại thương, tôi bắt đầu làm lại từ gian bếp

 - Nếu có ai hỏi tại sao tôi lại chọn Ngoại thương, tôi chỉ biết trả lời rằng: “Vì hồi đó, mọi người xung quanh tôi đều nói, có bằng Ngoại thương ra trường mới kiếm được nhiều tiền, xin việc ở đâu cũng dễ”.