- Về tranh cãi có nên quy định văn bằng riêng cho các ngành đặc thù như y tế, đại diện Bộ GD-ĐT cũng như các đại biểu đã nêu ý kiến.

Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học, hệ thống giáo dục đại học đưa chia thành 3 trình độ đào tạo gồm: đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Đã có những ý kiến cho rằng, với những ngành đặc thù như ngành Y thì phải công nhận trình độ sau đại học tương đương với bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT

Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Bác sĩ, Luật sư, nghệ sĩ… là chức danh nghề nghiệp do hội nghề nghiệp công nhận, cấp chứng chỉ chứ không phải là bằng công nhận đã tốt nghiệp một trình độ đào tạo. Tương tự, trong đào tạo y khoa, các chức danh, ngành đào tạo Bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 là một chứng chỉ nghề nghiệp mà những người tốt nghiệp ĐH Y phải học để đủ điều kiện hành nghề. Do vậy, nếu quy định về văn bằng tương đương ở điều 38 trong Dự thảo Luật ĐH sẽ dẫn đến việc xây dựng chương trình định hướng nghề nghiệp bị sai lệch theo chuẩn ThS. TS. Nếu quy định trình độ trình độ tương đương giữa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 sẽ không  minh bạch  và không kiểm soát được chất lượng, trình độ, văn bằng”.

Quan điểm của Bộ Giáo dục là vẫn tuân thủ ý kiến của Thủ tướng: bằng tương đương nhưng trình độ nào phải định danh trình độ đó.

Theo phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội trường Quốc hội ngày 27/10, việc đào tạo nhân lực y tế “đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu, còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành. Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ.”

Theo khảo sát của Ban soạn thảo, Luật Giáo dục đại học của các nước Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia Indonesia , Đức, Trung Quốc chưa thấy có quy định bác sĩ chuyên khoa 1, 2 trong Luật. Việc trao tặng các danh hiệu nghề nghiệp gắn với văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới và chỉ có áp dụng theo mô hình đào tạo của Liên xô và các nước Đông Âu trước đây.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các bác sĩ nội trú là trợ giảng, giảng viên cơ hữu trong các Bệnh viện và trường ĐH có cơ hội giảng dạy cả lý thuyết và thực hành trong ĐH và học viện, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đã có thông tư liên tịch cho phép: những người đã hoàn thành chương trình Bác sĩ nội trú, muốn có bằng thạc sĩ chỉ cần học thêm các môn học còn thiếu trong chương trình đào tạo thạc sĩ và làm Luận văn hoặc được miễn giảm các môn học/học phần  đã hoàn thành trong các chương trình đào tạo trước đó.

{keywords}
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng không chỉ riêng y tế mà còn có rất nhiều ngành đặc thù khác. Ảnh: Nguyễn Thảo

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nói, nhiều đại biểu băn khoăn rằng các chương trình đặc thù đang bị bỏ quên. Nhưng thực tế, không chỉ riêng ngành Y tế mà có rất nhiều ngành đặc thù như văn hoá – nghệ thuật, quân đội….

“Nếu cứ ngành nào đặc thù chúng ta lại liệt kê ra thì trong Luật này chúng ta phải liệt kê hàng trăm văn bằng. Khi có hàng trăm văn bằng như thế, xã hội không hiểu được bằng này tương đương với cái gì, chính điều đó có thể tạo ra một sự gây rối, hỗn loạn hơn cho xã hội”.

Ngoài ra, theo ông, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự xuất hiện các ngành nghề mới thường xuyên và rất nhanh, khó dự báo. Có thể lúc này chúng ta liệt kê hàng trăm văn bằng nhưng ngay lập tức có ngành nghề mới, lại đào tạo mới và cấp cho họ bằng mới, khi đó lại đòi hỏi sửa Luật. Như vậy, phương án để đáp ứng yêu cầu bằng đào tạo phải được kể tên thì sẽ rất bất cập.

Ông đồng ý với phương án Dự thảo Luật Giáo dục đại học đề ra là có 3 cấp độ bằng. Trên cơ sở đó, những chương trình đào tạo đặc thù vẫn cấp bằng đặc thù, gọi nó theo các Luật chuyên ngành quy định nhưng Chính phủ sẽ có một quy định về công nhận giá trị tương đương theo khung trình độ đào tạo quốc gia.

Đồng tình với PGS.TS Hoàng Văn Cường, bà Nguyễn Lan Anh – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội đưa ra một hệ luỵ khác nếu quy định trình độ tương đương của bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 vào Luật Giáo dục đại học. Đó là việc lạm dụng bằng cấp của GDĐH trong điều kiện xã hội quá chuộng bằng cấp. “Điều đó cũng không thực hiện đúng đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Luật này đã xác định tại Điều 1 và Điều 2; có thể lạm dụng để mở rộng áp dụng đối với các con đường học tập khác như đào tạo, bồi dưỡng theo các vị trí nghề nghiệp, đào tạo trong tôn giáo, đào tạo theo kênh của tổ chức Đảng… đang được nhiều cơ quan quản lý, theo những chuẩn nghề nghiệp hoặc mục tiêu riêng”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng đề xuất, việc đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu sẽ do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý. Hầu hết các nước mà ban soạn thảo khảo sát đều làm theo cách này.

Nguyễn Thảo

Kiến nghị giảm bớt trường công để tăng đầu tư cho giáo dục đại học

Kiến nghị giảm bớt trường công để tăng đầu tư cho giáo dục đại học

Bộ Tài chính đề xuất sớm sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường đại học.

GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học

GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học để thúc đẩy quyền tự chủ cho các trường.

Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm

Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm

Những bất cập như để ra đời nhiều trường đại học kém chất lượng không phải do bất cập của luật mà từ những người thực thi.

Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học

Hai hội thảo khoa học chuyên đề Cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học đã được Bộ GD-ĐT tổ chức hôm 18/7.