{keywords}
 

Xác định các kỹ năng theo yêu cầu nghề nghiệp

Bàn cần xác định những kỹ năng cần thiết, được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực bạn làm việc. Nếu là ứng viên xin việc, bạn có thể xem xét các chức danh công việc trong ngành, cũng như các kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng yêu cầu, cả về kỹ năng cơ bản và đặc thù.

Ví dụ, bạn dễ dàng tìm trên CareerBuilder.vn và xem cụm từ nào lặp đi lặp lại nhiều nhất trong các mô tả công việc. Đó là cơ sở để bạn lên danh sách để đầu tư thời gian, công sức cho việc nâng cấp bản thân.

Xác định phạm vi

Bạn có thể trao đổi với quản lý hoặc một chuyên gia tại công ty để hiểu rõ hơn về các kỹ năng được ưu tiên nhất trong ngành. Bên cạnh đó, bạn có thể phân tích nền tảng nghiệp vụ của những “ngôi sao sáng” trong ngành, những người thành công trong công ty để hơn về điều này.

Một cách khác là bạn tìm hồ sơ LinkedIn của những người cùng ngành, cấp cao hơn mình để có thông tin chi tiết. Bạn nên lưu ý các kỹ năng được đề cập đến trong mục “Tham khảo” của họ.

Ngày nay, các hội nghị và hội thảo nâng cao nghiệp vụ rất phổ biến trên Internet dưới dạng: tọa đàm trực tuyến, podcast, sự kiện networking… Theo dõi và tham gia các hoạt động này cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn trong lĩnh vực của mình.

Theo dõi những người đầu ngành trên mạng xã hội

Nhiều CEO của công ty và chuyên gia trong ngành thường dùng mạng xã hội như: LinkedIn, Facebook... làm kênh phát ngôn quan điểm chuyên môn của họ. Bằng cách theo dõi họ, bạn có thể đón đầu các hướng đi mới trong nghề, nắm bắt các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất để bạn tập trung phát triển.

{keywords}
 

Lên kế hoạch chuyên nghiệp

Sau khi xác định được những kỹ năng muốn học rồi, bạn cần “xắn tay áo” lập kế hoạch, biểu đồ cho quỹ đạo nghề nghiệp của mình. Workshop nào sẽ tham gia, tọa đàm nào sẽ theo dõi, khóa học nào sẽ đăng ký? Dù Covid-19 ngăn cản nhiều hoạt động trực tiếp, nhưng bạn vẫn dễ dàng tiếp thu nhiều kiến thức trên Internet nếu chịu khó tìm tòi.

Thậm chí, bạn có thể kết bạn và trò chuyện cùng các chuyên gia, người đứng đầu của các tổ chức đào tạo lĩnh vực đó để nắm được lịch nói chuyện, đào tạo của họ. Đôi lúc, bạn có thể có được thông tin quý giá từ chính các đồng nghiệp đang có chung mối quan tâm.

Đi học

Bạn có thể tham gia những khóa học cung cấp chứng chỉ tại các trường đại học, trung tâm đào tạo tại địa phương… Nhiều người có thể đề xuất với bộ phận nhân sự trong công ty để được tài trợ một khóa học giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng. Các công ty vẫn thường có một khoản dành cho công tác đào tạo nhân sự hàng năm mà có thể bạn chưa biết. Điều quan trọng là bạn phải tìm các chương trình, khóa học trực tuyến phù hợp để nâng cấp bản thân một cách nhanh chóng.

Đọc tạp chí chuyên ngành

Báo chuyên ngành và các chuyên trang trực tuyến về ngành là một trong những nguồn tốt để bạn phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức. Qua đó, bạn có thể cập nhật danh sách những vị trí công việc đang “hot”, những nội dung quan trọng, dễ dàng đối chiếu trình độ của mình hiện tại với yêu cầu của ngành.

{keywords}
 

Phát triển cả kỹ năng cứng và mềm

Cập nhật các kỹ năng cứng trong nghề là điều quan trọng, nhưng không bao giờ là muộn để cải thiện các kỹ năng mềm. Bạn nên chú trọng đến việc giao tiếp với người khác, cách sắp xếp quy trình, không gian văn phòng, quản lý thời gian... Nếu còn những vấn đề thiếu sót, có nghĩa là bạn cần củng cố những kỹ năng mềm này càng sớm càng tốt.

Làm nổi bật các kỹ năng hiệu quả trong CV

Viết CV ấn tượng cũng là một kỹ năng đáng học hỏi. Bên cạnh học và hành thực tế, bạn phải cho người tuyển dụng thấy sự tiến bộ và thế mạnh của bản thân.

Bạn nên làm nổi bật các kỹ năng phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển vào CV. Những gì bạn nói về bản thân càng trùng khớp với vị trí đó bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được việc làm bấy nhiêu.

Giữ guồng quay không dừng

Kỹ năng mới cũng sẽ đến lúc trở thành lỗi thời. Bạn cần “giữ lửa” tinh thần học hỏi, cập nhật kiến thức mới. Học tập nên là một quá trình liên tục, bởi cuộc sống luôn thay đổi và bạn phải theo kịp những sự đổi mới đó.

Khi kế hoạch phát triển chuyên môn được thực hiện một cách thường xuyên, mỗi lần nâng cấp bản thân sẽ không quá mất sức và tiếp thu nhanh chóng hơn. Trong cuộc sống, người nhanh nhẹn, chủ động sẽ luôn có lợi thế hơn người đang tìm việc với một “hành trang nghề nghiệp” lỗi thời.

(Nguồn: CareerBuilder)