Xác định điểm mạnh cá nhân

Xác định được điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất liên quan đến công việc mà bạn nhắm đến là điều quan trọng khi xin việc. Trong lúc phỏng vấn, bạn cần thể hiện rằng, những kỹ năng bạn có (bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) là các yếu tố phù hợp với công ty.

{keywords}
 

Để hiểu sâu về thế mạnh của bản thân, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

Tự đặt câu hỏi

Hoạt động nào bạn thích làm nhất? Những yếu tố nào làm nó thú vị?... Hãy đặt cho mình nhiều câu hỏi và tự trả lời. Từ đó, bạn có thể xác định rõ hơn bản thân mình mạnh/ yếu như thế nào.

Ví dụ, nếu bạn thích chơi cờ vua, có khả năng bạn là người tư duy hệ thống và có năng lực giải quyết tốt vấn đề.

Xem xét sự phản hồi từ mọi người

Hãy nhớ lại những điều mà người khác thích/ ngưỡng mộ về bạn. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp của bạn, hoặc cách bạn làm việc nhóm, hay những lần bạn được giải thưởng hoặc sự công nhận cho một kỹ năng nào đó... Xem xét sự phản hồi của mọi người xung quanh giúp bạn biết mình “tỏa sáng” ở mặt nào. Đôi khi đó là điều bạn chưa hề nghĩ đến.

Làm bài test trực tuyến

Ngày nay, nhiều trang thông tin, nổi bật như CareerBuilder, đã có bài test kết quả tính cách và năng lực để bạn có thể đánh giá bản thân. Hãy tận dụng cơ hội này để hiểu sâu hơn về mình.

Xác định hình mẫu hướng đến

Ai là thần tượng trong nghề hoặc ngoài đời của bạn? Bạn ngưỡng mộ điều gì ở họ? Liệu bạn có điểm chung đó không?...

“Vẽ” được hình mẫu mình muốn đến sẽ giúp bạn trau dồi, hoàn thiện bản thân hơn, bổ sung những kỹ năng còn thiếu sót và phát huy tối đa thế mạnh. Nhờ vậy, khi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ tự tin và hiểu rõ mình muốn thể hiện điều gì cho nhà tuyển dụng.

“Ghi điểm” khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng có thể hỏi theo mẫu câu “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, hoặc đặt ra câu hỏi tình huống để đánh giá hành vi. Về cơ bản, câu trả lời của ứng viên nên có đầy đủ các yếu tố sau: tình huống - nhiệm vụ - hành động - kết quả.

{keywords}
 

Khi phỏng vấn, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Tập trung vào chất lượng

Bạn không nên khoe quá nhiều về bản thân, mà chỉ chọn 3 - 5 điểm mạnh liên quan đến ngành và có ý nghĩa cho vị trí đang phỏng vấn.

Ví dụ, bạn có thể trình bày như sau: “Tôi tin rằng sự chủ động, kỹ năng giao tiếp và tổ chức là 3 điểm mạnh lớn nhất của tôi. Trong kỳ nghỉ hè năm thứ 3 đại học, tôi đã phụ trách quản lý nội dung website của tờ báo X. Tôi đã phối hợp với bộ phận nội dung để nhận tin bài và bộ phận kỹ thuật để làm mới hoặc chỉnh sửa giao diện. Khác với người tiền nhiệm, tôi chủ động hỏi về chủ đề của tờ báo trong tháng tiếp theo và đề xuất các cách hiển thị mới trên website với kỹ thuật. Tôi đã giúp giao diện và nội dung được thay đổi hàng tháng một cách đồng nhất với chủ đề của báo in, đồng thời đảm bảo tất cả thành viên đều hiểu được hiệu quả và thông điệp mà những thay đổi này truyền tải".

Làm nổi bật bằng những câu chuyện cá nhân

Bạn nên xác định những câu chuyện có thể chia sẻ để chứng minh kinh nghiệm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó củng cố bằng một chia sẻ cá nhân.

Ví dụ, “Sự tò mò và khả năng ghi nhớ các thông tin về con người là một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi. Khi nhận một dự án mới, tôi thích hỏi khách hàng những câu hỏi về sở thích và nhu cầu, gốc gác của họ (nếu được)... Qua đó, tôi có thể kết nối cá nhân với họ, trong khi vẫn đảm bảo công việc hiệu quả. Tôi cho rằng, tạo dựng mối quan hệ chất lượng với khách hàng rất quan trọng khi bán hàng nói riêng và công ty nói chung. Vì thế, tôi tin rằng, mình sẽ là một người môi giới bất động sản tốt”.

(Nguồn: CareerBuilder)