Phân tích lý do thất nghiệp

{keywords}
 

Bạn có thể rơi vào tình trạng “không việc làm” bởi một số lý do như suy thoái kinh tế, không hài lòng với văn hóa công ty,muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp khác, không vượt nổi áp lực quá lớn, vấn đề sức khỏe, hoặc chuyện cá nhân.

Đối với người trẻ mới ra trường thì thất nghiệp có thể là do không tận dụng được cơ hội, thiếu năng lực, kỳ vọng quá mức. Một số khác tìm việc thất bại là vì không thường xuyên nâng cấp bản thân theo kịp xu hướng phát triển xã hội và công nghệ mới nên dẫn đến thiếu kỹ năng. Những người làm nghề tự do thì có thể thất nghiệp vì đã hoàn thành phần việc cộng tác và hợp đồng không gia hạn thêm nữa. Cũng có nhiều người thất nghiệp vì gây ra sai phạm tại nơi làm việc nên bị chấm dứt hợp đồng, hầu hết người thuộc nhóm này sẽ phải chịu cảnh thất nghiệp suốt thời gian dài.

Duy trì nhiệt huyết

Chúng ta thường rời bỏ công việc vì chuyện cá nhân hoặc vấn đề với quản lý. Trong giai đoạn đầu sau khi vừa tạm biệt công ty, nhiều người sẽ thấy rất vui vẻ và tự do tận hưởng những ngày được giải thoát khỏi mọi trách nhiệm.

Bạn có nhiều thời gian để ngủ, đi chơi với bạn bè, xem các chương trình truyền hình yêu thích. Bạn còn hào hứng vì vẫn được nhận tiền lương từ tháng cuối cùng làm việc cho công ty. Bạn sẽ cảm thấy ổn và có thể tồn tại nhờ số tiền đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện thực hóa

Lúc này bạn nhận ra rằng sự nghiệp của mình đã tụt lại phía sau. Bạn bắt đầu theo dõi mọi thông tin cập nhật mới, tạo tài khoản trên tất cả trang web nghề nghiệp, săn việc làm ở mọi nơi, “chộp lấy” mọi tin tuyển dụng trên báo hoặc mạng xã hội và bắt đầu gửi hồ sơ hàng loạt. Liên hệ với người quen để tiếp cận thông tin việc làm hoặc thúc giục họ giới thiệu công việc cho bạn.

Một số người còn chọn phương án trả tiền cho chuyên gia tư vấn để nhanh chóng tìm thấy cơ hội làm việc phù hợp với hồ sơ. Bạn háo hức chờ đợi một cơ hội gõ cửa.

Kỳ vọng cao

Các ứng viên giàu kinh nghiệm và có hồ sơ tốt hay tự đặt ra các tiêu chuẩn trước khi dự phỏng vấn. Nhưng đôi khi bạn bỏ qua thực tế rằng mình đã có khoảng cách với nghề nghiệp lẫn thị trường, và cả các lý do không thuận lợi khi rời khỏi công việc trước đó nữa.

Vì vậy, đừng quá tự tin khi cứ máy móc “mặc cả” một vị trí hoặc mức giá rất cao trong mỗi cuộc phỏng vấn. Đây là lý do khiến nhiều người bị từ chối, bởi bạn quên rằng cần phải lùi một bước mới có thể nắm bắt kịp thời cơ hội lớn trước mắt sau hành trình dài bận rộn tìm “chỗ đáp” mà vẫn thất nghiệp.

Hãy tận dụng mọi cơ hội tốt nhất và chấp nhận thực tế rằng bạn không còn ở thế thượng phong để thoải mái đặt ra những kỳ vọng cao. Bạn chỉ có thể đưa ra nhiều điều kiện khi có lý do hợp lý về tình trạng nghỉ việc hoặc thất nghiệp lâu dài của mình.

Gom góp cảm hứng

Trong giai đoạn này, cảm hứng từ người khác sẽ tác động đến bạn. Bạn bắt đầu quan sát mọi người và tìm hiểu con đường sự nghiệp của họ, cố gắng so sánh và bắt đầu khám phá, học hỏi.

Bạn thường xuyên gặp gỡ và dành thời gian cho mọi người. Bạn tiếp thu ý tưởng của mọi người, bắt đầu suy nghĩ thông minh hơn để lấp đầy khoảng trống mình tự tạo ra, hun đúc sự nghiệp để thành công.

Phát triển thái độ tích cực

Cơ hội là dành cho tất cả mọi người nhưng chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ vì nó. Bạn nên trang bị cho mình khả năng để kiểm soát những thay đổi trong sự nghiệp. Cũng đã đến lúc bạn học cách đưa ra những quyết định thay đổi cuộc sống.

Bắt đầu học cách tập trung vào những dự án có thể khiến sự nghiệp của bạn trọn vẹn hơn. Khi tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia, bạn có thể nuôi dưỡng những giấc mơ mới và phát triển năng lượng tích cực trong nó.

Hiểu nhược điểm

Chúng ta sẽ nhớ lại những lý do khiến mình bị từ chối. Lập danh sách tất cả các nhược điểm. Chuẩn bị kế hoạch hành động và sẵn sàng ứng biến. Đưa ra những lý do hợp lý để nói trong các cuộc phỏng vấn.

Bạn sẽ biết cách tránh lặp lại sai lầm trong các cuộc phỏng vấn trước đây. Bạn cảm thấy tự tin về bản thân, tập hợp sức mạnh ý chí để nắm lấy cơ hội bằng mọi giá.

Thời gian để phát triển

Khi đã học được nhiều điều từ cuộc sống, bạn cũng sẽ hiểu rằng muốn tồn tại trong thị trường lao động đầy cạnh tranh, bạn cần tiếp tục nâng cấp kỹ năng mới, hiểu được rằng thời gian quý giá như thế nào với sự nghiệp để có thể tránh đi những khoảng “đứt gãy” trong sự nghiệp.

(Nguồn: CareerBuilder)