{keywords}
 

Lắng nghe và bình tĩnh

Thông thường, lãnh đạo sẽ không sa thải nhân viên sau một thời gian đầu tư tiền và công sức đào tạo. Lý do phổ biến khiến họ buộc phải làm vậy là do công ty không còn đủ khả năng để trả lương cho người lao động hoặc có thể là do người lao động gây ra sự cố, vi phạm nào đó. Nếu bạn không hiểu chuyện gì đã xảy ra, hãy đặt câu hỏi vì người quản lý có trách nghiệm cho người lao động biết lý do.

Dù có chuyện gì xảy ra, trước mắt hãy lắng nghe hướng dẫn của quản lý. Nếu lý do sa thải là chính đáng, hãy bàn giao công việc, thu dọn đồ đạc và chào tạm biệt đồng nghiệp. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không nên để cảm xúc chi phối hành động.

Bảo vệ quyền lợi khi bị sa thải oan

Việc chấm dứt hợp đồng không công bằng có nghĩa là bạn bị sa thải vì một lý do bất hợp pháp. Đã đến lúc cập nhật về quyền của người lao động thông qua Luật Lao động (kèm các thay đổi có hiệu lực từ 2021).

Bạn có thể tìm hiểu trong trường hợp của mình, người sử dụng lao động có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp không? Bạn cũng có thể đọc thêm về các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và cân nhắc xem công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cũng như trợ cấp thôi việc cho bạn hay chưa.

Nếu trường hợp mất việc là do bị phân biệt đối xử, tai nạn lao động hoặc bị quấy rối, bạn có thể cân nhắc phương án nói chuyện với luật sư, đi tìm sự hỗ trợ cả ở Công đoàn địa phương hoặc Hội Nghề nghiệp.

Tại quận Tân Bình (TP.HCM), người lao động có thể tìm đến 15 điểm tư vấn pháp luật miễn phí do Liên đoàn Lao động quận phối hợp với Hội Luật gia và Phòng Tư pháp tổ chức.

Làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền mà chính phủ cấp cho bạn sau khi bạn mất việc làm. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tới trung tâm dịch vụ việc làm. Trường hợp hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định, bạn sẽ được nhận BHTN tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.

{keywords}
 

Ứng phó với tình huống không được nhận BHTN

Lập ngân sách: Thực tế, mỗi người đều nên lập ngân sách chi tiêu ngay cả khi được nhận BHTN. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể tiết kiệm tiền cho khoảng thời gian khó khăn sắp tới, thay đổi lối sống của mình sao cho phù hợp với định mức chi tiêu mới trong thời gian tìm công việc ưng ý.

Cập nhật CV: Đây chính là thời điểm cập nhật CV để biết mình đang có vốn kinh nghiệm, năng lực như thế nào, cũng như xem mình sẵn sàng cho công việc mới đến đâu. Hãy bổ sung kinh nghiệm mới nhất về công việc bạn vừa rời đi, bất kỳ kỹ năng nào đã học được hay thêm bất kỳ lớp học, workshop nào gần đây bạn đã tham gia.

Bắt đầu tìm việc: Nghỉ ngơi vài ngày sau khi nghỉ việc là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dành thời gian để thả lỏng và giải tỏa tâm trạng. Nhưng kể cả đang buồn, hãy bắt đầu tìm việc ngay khi có thể. Bởi tìm việc là một quá trình lâu dài và khó khăn, nhất là trong giai đoạn nhiều ngành nghề gặp trở ngại do đại dịch Covid-19.

Hãy xem xét các kỹ năng bạn có, nhưng không giới hạn bản thân trong những công việc truyền thống. Hãy tìm hiểu tất cả ngành nghề sát với khả năng của bạn ở CareerBuilder, thay đổi CV của bạn sao cho phù hợp với từng công việc ứng tuyển.

{keywords}
 

Những điều không nên làm sau khi bị sa thải

Nói xấu sếp cũ trên mạng xã hội: Ngay cả khi không thích sếp của mình, bạn vẫn cần tạo ấn tượng là người đáng mến và không hằn học, để mọi người không ngại giới thiệu cho bạn một vị sếp mới. Ngoài ra, việc này cũng để tránh các nhà tuyển dụng nhìn vào trang cá nhân và có ấn tượng xấu về bạn.

Đừng im lặng: Cảm thấy xấu hổ khi nói với mọi người rằng bạn đang thất nghiệp là điều bình thường. Tuy nhiên, tâm sự với mọi người sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Gia đình và bạn bè có thể giới thiệu bạn với những người hữu ích, hay đơn giản là nghĩ đến bạn khi họ nghe nói về một công việc phù hợp.

Đừng nản lòng: Không phải nhà tuyển dụng nào cũng gửi email phản hồi sau khi nhận được CV, bạn có thể không nhận được phản hồi trừ khi họ muốn phỏng vấn. Điều này không có nghĩa bạn không phải là một người có năng lực hoặc bạn sẽ không bao giờ tìm được việc làm. Thất vọng là điều bình thường, nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiếp tục tìm công việc mới.

Hãy củng cố thêm thế mạnh của mình bằng cách tham khảo bài viết “Nhân đôi lời mời phỏng vấn xin việc bằng thủ thuật này trong CV” tại CareerBuilder. Có thể bạn chưa nhận được lời mời ứng tuyển là bởi công việc phù hợp nhất với bạn đang ở phía trước.

(Nguồn: CareerBuilder)