{keywords}
(Nguồn: CareerBuilder)

Chọn chiến lược “phá băng”

Bạn nên lựa chọn vị trí nào? Hãy khảo sát căn phòng ngay khi bạn bước vào trong. Có các nhóm nhỏ đang tụ tập tại một số khu vực nhất định không? Ví dụ: bàn cà phê, quầy bar, bàn finger-food... Hãy chọn vị trí tại một khu vực phổ biến, hít thở sâu và dành vài phút để quan sát những người xung quanh.

Đa số trường hợp, những người hoạt náo - luôn cởi mở với các cuộc nói chuyện có thể là người đối thoại dễ dàng. Những nhóm nhỏ thân thiện cũng tốt, đặc biệt nếu có những người có thể rời cuộc nói chuyện rồi quay trở lại một cách tự nhiên.

Chuẩn bị trước các cách bắt chuyện

Một số người có sở trường nói đúng chuyện vào đúng lúc. Nếu không thuộc nhóm may mắn đó, tốt nhất là bạn nên nghĩ trước một vài tình huống bắt chuyện phổ biến. Bằng cách đó, bạn có thể để cảm hứng dẫn dắt, hoặc giả vờ là mình có hứng thú kết nối với mọi người như đã tập luyện.

Mẫu câu kinh điển cần tránh

"Bạn làm gì?" - câu làm quen phổ biến, nhưng cũng kém hiệu quả để khơi gợi sự quan tâm và kết nối con người. Mô tả công việc của một người hiếm khi là điều thú vị nhất về anh ta. Ngay cả khi bạn nhận được câu trả lời (ví dụ: “tôi là giám đốc kế toán”), thì cũng không có nhiều chỗ để khiến cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi.

{keywords}
(Nguồn: CareerBuilder)

Chiêu “phá băng kinh điển”

- “Chào cả nhà! Mình mới đến công ty và chưa quen được nhiều người lắm. Mình xin phép giới thiệu bản thân một chút nhé”.

- “Những sự kiện kiểu cả công ty thế này cũng hơi ngại nhỉ. Thôi mình tự giới thiệu để ít nhất bọn mình cũng có một gương mặt thân quen trong phòng này nhé?”

- “Ôi… bộ (Tên thương hiệu quần áo hoặc trang sức nào đó) này đẹp thế!”

Các mẫu câu bắt chuyện kinh điển có thể hiệu quả trong những trường hợp thích hợp. Điều cốt yếu là chọn phương án nào trung thực với cảm xúc.

Bắt chuyện về “thứ gì đó”

- “Mình chưa từng đến (khách sạn, nhà hàng... - nơi tổ chức sự kiện) này. Cậu thì sao?”

- “Trên thang điểm 10 thì cậu chấm chai vang này mấy điểm?”

- “Khai vị nhiều đồ phết nhỉ! Cậu thích món nào thế?”

Những câu bình luận trực tiếp về địa điểm, nhiệt độ, thời tiết, hoặc sự kiện rất dễ triển khai tại chỗ. “Chìa khóa” là đừng nghĩ quá nhiều. Không ai bắt câu nhận xét của bạn về nhiệt độ phòng phải là câu hay ho nhất mà người khác nghe được trong ngày, nên cứ nói điều bạn nghĩ. Bởi vì mục tiêu của bạn là mở ra cơ hội trao đổi, để người khác thấy thoải mái kết nối với bạn mà thôi.

Những cách “phá băng” bất ngờ

- “Vào ngày nghỉ cậu hay làm gì?”

- “Cậu nghĩ hôm nay ai là người may mắn nhất ở đây?”

- “Nếu cậu có quyền đặt bảng quảng cáo của công ty ở bất cứ đâu trên thế giới, cậu sẽ viết gì lên đấy?”

Những cách bắt chuyện bất ngờ sẽ tiềm ẩn rủi ro. Đổi lại, nó khiến đối phương phải khựng lại, nhướn mày và chú ý. Khi tất cả mọi người đều nói cùng một số chủ đề chung chung, thì một câu hỏi khác thường chắc chắn sẽ nổi bật. Tất nhiên, nên sử dụng trực giác của mình trước và đặt câu hỏi đúng với tiến độ câu chuyện.

{keywords}
(Nguồn: CareerBuilder)

Hãy kiên nhẫn

Bạn đang ở trong một bữa tiệc - cơ hội tạo nên nhiều mối quan hệ có ý nghĩa. Sự nghiệp phát triển bền vững khi xây dựng được các mối quan hệ xã hội lâu bền, chứ không phải những cuộc mua bán kéo dài 30 giây.

Hãy kiên nhẫn. Cư xử với mọi người như thể gặp họ là niềm vui của bạn. Nếu bạn gặp ai đó khiến bạn có cảm giác muốn làm bạn, cứ tự nhiên rủ họ cùng tham gia một hoạt động chung vào dịp gần nhất.

Biến bữa tiệc cuối năm thành niềm vui mới

Khi “Year end party” đến gần, bạn có thể suy nghĩ về những điều có thể khiến bạn hứng thú: mặc gì, đi bằng phương tiện gì, và ai là người bạn muốn nói chuyện cùng. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy không được tự nhiên để thể hiện, hãy chấp nhận bản thân và không cần ép mình chủ động mở lời - đôi khi một chút nhút nhát có thể tạo ra mối quan hệ ý nghĩa. Đừng từ chối sự tiếp cận của người khác, và tạo cho người khác cảm giác được chào đón. Và những lời khen ngợi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi chúng phù hợp và chân thành. 

(Nguồn hình: Freepik)