Việt Nam vắng bóng trong tốp 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Châu Á khiêm tốn khi có 5 trường đại học lọt vào top 50.

Tạp chí uy tín về giáo dục đại học Times Higher Education đã công bố bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu thế giới.


{keywords}
Tốp 10

Bảng xếp hạng dựa trên đánh giá của các chuyên gia cao cấp và các viện nghiên cứu. Giữ vị trí số 1 của World Reputation Ranking  2015 vẫn là gương mặt cũ Harvard với số điểm tuyệt đối 100. Ngoài Harvard, Mỹ còn có 7 đại diện khác trong Top 10, bao gồm: Viện công nghệ Massachusetts, Stanford, Berkeley, Princeton, Yale, Viện Công nghệ California và Columbia.

Hai suất còn lại thuộc về hai tên tuổi quen thuộc đến từ xứ sở sương mù, đại học Cambridge (thứ hai với 84,3 điểm) và đại học Oxford (80,4 điểm).

Mỹ lần nữa khẳng định vị trí số một trong giáo dục đại học khi chiếm tới hơn một nửa (26) trường đại học trong top 50 bảng xếp hạng. Trong danh sách top 100 đại học hàng đầu thế giới, Mỹ có 43 trường.

Châu Á khiêm tốn khi có 5 trường đại học lọt vào top 50 với 2 trường của Nhật (Đại học Tokyo và Kyoto), 2 trường của Trung Quốc (Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh) và một trường tại đảo quốc Singapore (Đại học Quốc gia Singapore).

10 trường đại học ở các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu lục này có tên trong xếp hạng top 100 (gồm năm trường đã kể tên và các trường Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hong Kong, Đại học Đài Loan, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, và Đại học Nam Dương, Singapore).

{keywords}
Tốp 20

 

Muốn hiểu rõ thêm hệ thống xếp hạng, ta cần đề cập có ba câu hỏi quan trọng:

(1) Tại sao bảng xếp hạng lại rất thông dụng?

(2) Bảng xếp hạng có vấn đề gì ?

(3) Tại sao bảng xếp hạng lại là một kim chỉ nam tồi cho việc chọn trường học của bạn?

Việc dùng thứ hạng để định hướng trường học khá phổ biến nhưng có phải một phương pháp tốt? GS J. Brenzel (Yale) có viết một bức thư về vấn đề này.  Dưới đây là nội dung bức thư, được GS Vũ Hà Văn (giáo sư người Việt ở ĐH Yale) giới thiệu.

  • Minh Tâm