- Sau 1 tuần dự án Luật Thuế tài sản gây bão dư luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phản hồi với cam kết "không để ảnh hưởng đến dân nghèo". Mời bạn đọc xem bản text chương trình Góc nhìn thẳng về vấn đề này.

 Yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đề xuất đánh thuế nhà ở

 Đề xuất về việc xây dựng dự án Luật Thuế tài sản đã gây bão trong dư luận tuần qua. Bởi, sắc thuế mới này đụng chạm đến túi tiền của hầu hết người dân, kể cả người về hưu hay người có thu nhập thấp. Đặc biệt, quy định cốt lõi nhà ở có giá thành từ 700 triệu đồng trở lên, sở hữu xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế đã gây phản ứng dữ dội.

Để rộng đường dư luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng đã có buổi chia sẻ với chương trình Góc nhìn thẳng xung quanh vấn đề này. Cảm ơn Bộ trưởng đã nhận lời tham gia chương trình.

XEM LẠI CHƯƠNG TRÌNH TALKSHOW TẠI LINK SAU:

 

Bộ trưởng Tài chính cam kết thuế tài sản không tác động đến dân nghèo

Bộ trưởng Tài chính cam kết thuế tài sản không tác động đến dân nghèo

Sau 1 tuần dự án Luật Thuế tài sản gây bão dư luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chiều nay 20/4, cam kết "không để ảnh hưởng đến dân nghèo, thu nhập thấp".

 Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Bộ trưởng, người dân đang thực sự hết sức lo lắng  khi Bộ Tài chính quyết định công bố dự thảo Luật Thuế Tài sản và cảm giác còng lưng gánh thuế đang rất nặng nề. Vậy Bộ trưởng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thời gian qua, đúng là dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo Luật Thuế tài sản.

Chúng tôi rất hoan nghênh, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân cả nước về vấn đề này. Đây là bước giúp chúng tôi hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật để trình Chính phủ. Nếu Chính phủ thông qua, chúng tôi sẽ báo cáo Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ này.

Chúng tôi đề xuất luật trên cơ sở chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Chính trị, cũng như của Quốc hội và Chính phủ. Đó là từ Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, đến chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020, cũng như đề án Chính phủ đã phê duyệt về khai thác nguồn lực đất đai. Và gần đây nhất là Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng là tái cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý an toàn nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính Quốc gia.

Cùng với đó là Nghị quyết 25 của Quốc hội khóa 13 về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó nêu rất rõ, yêu cầu phải nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế với tài sản gồm đất và tài sản gắn với đất.

Vậy nên, chúng tôi xây dựng dự thảo Luật vừa rồi để xin ý kiến nhân dân, với mục tiêu như sau: Thứ nhất là tăng cường quản lý tài sản. Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dụng nhà và đất, cùng với đó là hạn chế sử dụng lãng phí tài sản, tài nguyên đất đai và công sản. Thứ ba là đảm bảo minh bạch trong quản lý và sử dụng tài sản.

Từ đó, nó sẽ đóng góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, phòng chống tham nhũng.Đồng thời, nếu luật này được thông qua thì nó mở rộng nguồn thu ngân sách Nhà nước , cơ cấu lại nguồn thu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

Trên tinh thần đó, chúng tôi nghiên cứu, đề xuất và lấy ý kiến rộng rãi của toàn thể nhân dân, cũng như các nhà khoa học, doanh nghiệp,… để tiếp tục lắng nghe và hoàn thiện dự thảo luật.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng (ảnh: Phạm Hải)

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Bộ trưởng, hầu hết người dân đều hiểu rằng khi hàng rào thuế quan giảm xuống thấp và nguồn thi cũng giảm thì để đảm bảo ngân sách cần phải điều chỉnh thuế nội địa, mở rộng cơ sở thuế. Vậy tại sao chúng ta không giảm chi thay cho phương án này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Đúng là có ý kiến như vậy. Chúng tôi cho rằng việc đưa ra Thuế Tài sản cũng có phần nào đó cơ cấu lại phần thu, cũng tăng thu cho ngân sách. Nhưng quan trọng nhất là phải cơ cấu lại nguồn thu, bao quát hết nguồn thu và các quốc gia đều làm như vậy.

Thứ hai, cùng với việc mở rộng nguồn thu theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ thì chúng ta cũng cần tập trung triệt để việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Đương nhiên trong tới gian tới, chúng ta cần tiếp tục siết chặt, cắt giảm chi tiêu thường xuyên để tạo nguồn cho cải cách tiền lương cũng như tăng chi cho đầu tư phát triển và trả nợ.

Thời gian qua, Chính phủ đã đưa nha nhiều giải pháp giảm tiết kiệm chi nhằm thực hiện mục tiêu giảm các khoản chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển và trả nợ.

Cụ thể là chúng ta đã cắt giảm chi thường xuyên cho các cuộc hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài, rồi các lễ hộ, khởi công, khánh thành và thực hiện khoán xe công...

Thời gian tới, chúng tôi nghĩ vẫn sẽ triển khai những giải pháp này. Nhưng đồng thời cũng cần triển khai tốt tinh thần hai Nghị quyết của Trung ương. Đó là Nghị quyết số 18 về sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế nâng cao hiệu lực hiệu quả của tổ chức bộ máy. Thứ hai là Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về đẩy mạnh sự nghiệp công lập.

Làm được như vậy sẽ giảm chi thường xuyên và tạo nguồn để cải cách tiền lương. Đồng thời, nếu làm được như thế thì cơ cấu ngân sách của chúng ta sẽ lành mạnh hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Bộ trưởng, một trong những giải pháp để giảm chi thường xuyên là phải tinh giản bộ máy. Vậy Bộ Tài chính sẽ làm gì để trong vấn đề này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Chúng tôi đã tiến hành một bước để tinh giản bộ máy. Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã rà soát sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Bộ và gần đây nhất, cụ thể là ngày 1/7 này thì triển khai Luật Quản lý nợ công vừa được Quốc hội thông qua. Chúng tôi nhận thêm nhiệm vụ là đầu mối để đàm phán, ký kết các Hiệp định, vay ưu đãi và vay ODA nước ngoài.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thống nhất không tăng bộ máy, không tăng tổ chức và không tăng biên chế mà tự sắp xếp tổ chức theo Bộ.

Thứ hai, về triển khai Nghị quyết 18, vừa qua chúng tôi đã họp bàn thống nhất và phê duyệt đề án. Trước hết, về hệ thống kho bạc của Bộ Tài chính chúng tôi giải quyết, giải thể và sáp nhập 43 phòng giao dịch, kho bạc các tỉnh về kho bạc tỉnh, giảm được 43 đầu mối.

Về hệ thống thuế, chúng tôi đã phê duyệt đề án về sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các chi cục thuế, quận, huyện và thị xã theo phương án liên vùng , huyện, thị xã. Theo đó năm 2018, chúng tôi sẽ sắp xếp 327 thuế các huyện, vùng, thị xã thành 154 chi cục thuế khu vực. Như vậy, sẽ giảm được 173 chi cục.

Năm 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục sắp xếp 53 chi cục huyện, thị xã, quận thành 28 chi cục. Năm 2020, tiếp tục sắp xếp 168 chi cục thuế quận huyện thành 78 chi cục và giảm tiếp 90 chi cục.

Đương nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát và có thể số lượng chi cục thuế được giảm trong thời gian tới sẽ lớn hơn số lượng trong đề án đã được duyệt.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Bộ trưởng, người dân vẫn hết sức lo lắng khi nghe thông tin là chúng ta sẽ phải nộp thêm một loại thuế mới và ngưỡng chịu thuế có thể quét ở một diện rất rộng. Vậy Bộ trưởng có thể nói gì với người dân lúc này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tôi nghĩ rằng tinh thần của Luật Thuế Tài sản kỳ này là đảm bảo làm sao không tác động đến người dân, đặc biệt là dân nghèo, người nghèo và người có thu nhập thấp.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cám ơn Bộ trưởng!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Bạt Tuấn, Xuân Quý, Huy Phúc, Đức Yên

Ảnh: Phạm Hải

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

 

Chung cư gánh cả thuế nhà, thuế đất: Vạn người mất thêm tiền

Chung cư gánh cả thuế nhà, thuế đất: Vạn người mất thêm tiền

Với thuế đất cộng thêm thuế nhà, dân chung cư có thể sẽ phải “móc hầu bao” nộp thêm tiền thuế cho căn hộ của mình.

Đánh thuế nhà ở: Sao dư luận phản ứng dữ dội?

Đánh thuế nhà ở: Sao dư luận phản ứng dữ dội?

Thông tin đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng bị phản ứng dữ dội một phần do việc thuyết minh giải trình.

Đánh thuế nhà từ 700 triệu người mua nhà ‘nhụt chí’ thắt hầu bao

Đánh thuế nhà từ 700 triệu người mua nhà ‘nhụt chí’ thắt hầu bao

Việc đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng sẽ tác động lớn đến mặt bằng giá bất động sản trên thị trường trong thời gian tới

Đánh thuế nhà dân đang ở: 'Đứng hình' mua bán toàn thị trường

Đánh thuế nhà dân đang ở: 'Đứng hình' mua bán toàn thị trường

Thuế tài sản sẽ tác động làm giảm phần nào hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp dẫn tới khả năng sụt giảm giao dịch trên thị trường bất động sản.

Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần

Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần

Tất cả các loại đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp... có thể bị đánh thuế cao hơn hiện tại nhiều.