- Nếu sử dụng tốt ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng điều hành thì việc tinh giản bộ máy hành chính, ở đâu, khó mấy cũng sắp xếp được, ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội chia sẻ với Góc nhìn thẳng.

Sau 5 năm tinh giản, bộ máy hành chính Nhà nước không thu gọn lại mà còn phình to ra. Có tới 31/63 tình thành đang sử dụng một lượng công chức vượt biên chế lên tới hơn 6.300 người. Đồng thời, cũng có không ít con số đã được các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra về sự cồng kềnh và lãng phí trong bộ máy hành chính Nhà nước khi có tới 11 triệu người hưởng lương ngân sách và ước khoảng 30% viên chức không làm được việc tương đương mức tiền lương phải chi trả lên tới 17 nghìn tỷ đồng.

Nghị quyết Trung ương vừa được ban hành đã nêu rõ mục tiêu cụ thể và lộ trình tinh giản bộ máy, giảm biên chế như Nghị quyết 19 đã đặt ra yêu cầu phải giảm 10% biên chế, giảm đầu mối quản lý. Đây cũng chính là một vấn đề gây bức xúc đang được bàn thảo trên nghị trường Quốc hội.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet mời quý vị và bạn đọc cùng theo dõi cuộc trò chuyện, chia sẻ với ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại video sau:

 

Theo ông Trương Minh Hoàng, vai trò của người đứng đầu trong các đơn vị, cơ quan mang tính quyết định lớn tới sự thành công của công cuộc tinh giản bộ máy hành chính. Những thất bại, kém hiệu quả khi để bộ máy phình to ra thời gian qua là có trách nhiệm đầu tiên của người đứng đầu. Cho nên, nhận thức của tư lệnh các bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ thách thức đầu tiên. 

Mời bạn đọc xem nội dung chương trình bản text:

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Bạt Tuấn

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Xem thêm tin bài liên quan: