Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành ngày 11/2/2020 đã xác định việc cần thiết tăng cường phát triển nguồn điện sinh khối; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sinh khối; khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát.

{keywords}
Bên cạnh mục tiêu về điện gió và điện mặt trời, việc phát triển các nguồn năng lượng sinh khối ở nước ta những năm qua đã được quan tâm, chú trọng và khuyến khích.

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (VREDS) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg, ban hành 25/11/2015) cũng đưa ra kỳ vọng, tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn sinh khối đạt được khoảng 3% vào năm 2020; 6,3% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050; tỷ lệ nhiệt năng sản xuất từ nguồn sinh khối kỳ vọng đạt được khoảng 17% vào năm 2020; 14% vào năm 2030 và 12% vào năm 2050.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), bên cạnh mục tiêu về điện gió và điện mặt trời, việc phát triển các nguồn năng lượng sinh khối ở nước ta những năm qua đã được quan tâm, chú trọng và khuyến khích; đặc biệt là tăng cường phát triển các nguồn năng lượng sinh khối bằng cách áp dụng phương pháp đồng phát tại các nhà máy mía đường và các nhà máy chế biến thực phẩm, cũng như phương pháp đồng đốt sinh khối và than trong các nhà máy nhiệt điện than;…

Mặc dù vậy, việc phát triển năng lượng sinh khối hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 11 nhà máy điện sinh khối phát điện với tổng công suất lắp đặt là 377,6 MW. Trong đó, 202,6 MW là công suất nối lưới. Công suất trung bình của một nhà máy là 35,55 MW và đều là nhà máy mía đường tận dụng phụ phẩm là bã mía, một sản phẩm theo mùa với công suất có giới hạn.

Thanh Tùng