AICHR: Đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và đảm bảo hòa bình của khu vực

Theo đó, chương trình Ưu tiên 2020 và Kế hoạch công tác AICHR giai đoạn 2021 - 2025 là đóng góp vào nỗ lực chung của ASEAN trong việc xây dựng một cộng đồng hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Kể từ khi thành lập, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) có nhiệm vụ xây dựng các nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực thông qua giáo dục, giám sát, phổ biến các giá trị và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế theo quy định của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.

{keywords}
AICHR không chỉ bảo vệ con người mà còn có những đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và đảm bảo hòa bình của khu vực. AICHR sẽ đảm nhiệm vai trò là Ủy viên Hội đồng quyền con người của LHQ giai đoạn 2020-2022. Ảnh minh họa.

Một số tiến bộ đã được thực hiện kể từ khi AICHR được thành lập như Tuyên bố Nhân quyền ASEAN được thông qua vào năm 2012. Các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư năm 2016, cũng như Công ước ASEAN về buôn bán người (ACTIP) năm 2017. Tất cả những nỗ lực này nhằm thể hiện các tiêu chuẩn về quyền con người trong ASEAN.

AICHR: Hành động mạnh mẽ bảo vệ quyền con người

Sắp tới AICHR sẽ đảm nhiệm vai trò là Ủy viên Hội đồng quyền con người của LHQ giai đoạn 2020-2022. Với vài trò này, AICHR có nhiều cơ hội quảng bá những thành tựu của ASEAN về quyền con người trong những năm vừa qua.

Đánh giá cao những thành tựu của AICHR trong 10 năm qua, ông Phillips, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định: “Trong 10 năm qua, AICHR đã thúc đẩy thành công các công cụ khu vực như Tuyên bố nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012, Kế hoạch tổng thể ASEAN đến năm 2025, Chính thống hóa các quyền của người khuyết tật năm 2018…”.

Quan sát các chương trình hành động của Việt Nam và các nước ASEAN sẽ thấy các quốc gia và tổ chức này đang tích cực lồng ghép quyền con người trong tất cả các trụ cột của cộng đồng ASEAN “dung nạp, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm”.

Cụ thể: Triển khai Kế hoạch công tác 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 của ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, Kế hoạch công tác của Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN giai đoạn 2016 - 2020; đã thông qua Kế hoạch hành động khu vực về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (21/11/2015), Văn kiện đồng thuận ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư (14/11/2017), Tuyên bố chung về phụ nữ, hòa bình và an ninh (2017) và dự kiến hoàn thành Kế hoạch lồng ghép quyền của người khuyết tật trong cộng đồng ASEAN trong năm 2018.

Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ trong ASEAN sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục các nỗ lực chung, đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền khu vực. Mới đây, Hội thảo AICHR về Thúc đẩy Bình đẳng giới và Tăng quyền cho Phụ nữ thông qua Công nghệ Thông tin hướng tới thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững đã được tổ chức tại Việt Nam. Hội thảo là một hoạt động ưu tiên của AICHR trong năm nay, 2019. 

Tại đây, Đại sứ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Yên Hương, đại diện Việt Nam tại AICHR khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ASEAN và mong muốn hội thảo sẽ là bước đầu mở ra một diễn đàn trao đổi về các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới thông qua công nghệ thông tin giữa các cơ quan ASEAN, giới học giả, các tổ chức nhân dân, tổ chức quốc tế và các bên liên quan.

Giới quan sát đánh giá, hội thảo này diễn ra đúng thời điểm AICHR kỷ niệm 10 năm thành lập, và năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ ở phạm vi khu vực và toàn cầu. 

Thanh Lan