Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, so sánh sự phát triển ngành chăn nuôi, nông nghiệp với các nước trong khu vực và thế giới thì Việt Nam xếp vào nước có nền nông nghiệp lạc hậu.

{keywords}
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích.

Những ứng dụng công nghệ 4.0 đã mang lại lợi ích trong tất cả các lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào chăn nuôi giúp tiết kiệm sức lao động của con người. Ngoài ra, còn giảm chi phí sản xuất. So với các nước trong khu vực, chi phí trong chăn nuôi tại Việt Nam còn cao khiến chi phí đầu tư tăng theo nên lợi nhuận thu về không nhiều. Vì vậy, nếu ứng dụng công nghệ sẽ giảm chi phí đầu tư, từ đó chi phí sản xuất sẽ giảm.

Giai đoạn 2021 – 2025, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và An Giang nói riêng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. 

Từ tháng 9/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang bắt đầu phối hợp với VNPT An Giang xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý chăn nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang theo công nghệ 4.0. Các thông tin về số lượng các hộ, trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm, hộ hay cơ sở kinh doanh giống vật nuôi, cơ sở ấp nở… trên địa bàn cấp xã, huyện đều được cập nhật và lưu trên hệ thống để Chi cục Chăn nuôi và Thú y có thể cập nhật báo cáo Sở NN&PTNT, UBND tỉnh An Giang, Bộ NN&PTNT và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục đích của việc ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm giúp cập nhật số liệu chính xác, hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát, phòng ngừa, khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh thuận lợi hơn. Từ đó cơ quan quản lý kịp thời thông tin, khuyến cáo cho các địa phương và từng cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi ở trong tỉnh.

Tính đến ngày 20/10/2021, phần mềm đã cập nhật gần 37 ngàn cơ sở chăn nuôi. Nhân viên chăn nuôi thú y thường xuyên cập nhật trên hệ thống phần mềm khi có sự thay đổi tình hình chăn nuôi tại địa bàn quản lý (tăng đàn, phát sinh nuôi mới hoặc giảm đàn, nghỉ nuôi).

Việc ứng dụng phần mềm vào quản lý chăn nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang đã tạo bước đột phá mới trong công tác quản lý chăn nuôi, góp phần kiểm soát dịch bệnh đàn vật nuôi tại địa phương. Đồng thời, tạo thuận lợi trong việc truy cập dữ liệu lịch sử chăn nuôi và lịch sử diễn biến dịch bệnh để giúp cơ quan quản lý và người dân chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Quản lý chăn nuôi tốt, hạn chế được dịch bệnh sẽ dự báo được sản lượng, truy xuất được nguồn gốc và định hướng thị trường cho từng loại sản phẩm.

Vĩnh Sang