Vài năm trở lại đây, trại gà của bà Nguyễn Thị Hương (Phượng Nghĩa, Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) là điển hình cho việc chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi an toàn sinh học. Đặc biệt, nhờ tận dụng chế phẩm sinh học, trại gà của bà thu được hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo bà Hương, trang trại bà hiện có 35 nghìn con gà đẻ trứng. Tính đến nay, bà đã nuôi gà đẻ trứng được 14 năm. Ban đầu, bà chỉ dám nuôi quy mô nhỏ khoảng 5 nghìn con theo hình thức truyền thống, hay bốc mùi hôi, nhiều ruồi nhặng.

{keywords}
Ảnh minh họa.


Gà đi phân lỏng, trong chuồng kín nóng sực, mùi nồng nặc, đi từ đầu đến cuối là ám vào quần áo, tóc tai dù chịu khó cào dọn 2-3 ngày 1 lần. Những lúc ô nhiễm quá gà trong chuồng còn bị ngộ độc khí amoniac, gan sưng to, vỡ ra rồi chết còn người ở trong nhà cũng phải thường xuyên phải đóng chặt cửa. Quả trứng bị trứng ruồi bám đầy, lấm tấm đen, rất mất thẩm mỹ và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau này, bà đến thăm một mô hình khác. Hình ảnh ở đây đã thay đổi tư duy của bà về nông nghiệp. Bà mạnh dạn đầu tư 20 nghìn con gà đẻ và 15 nghìn con gà hậu bị nuôi theo hướng an toàn sinh học.

“Tôi vẫn nghĩ làm nông nghiệp là gắn với mùi hôi, ô nhiễm… nhưng lần đó đến thăm trại gà của một hộ gia đình nuôi theo hướng an tòan sinh học, tôi thấy rất sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt không có mùi đặc trưng”, bà nhớ lại.

Bà bị thu hút khi nghe người ta giới thiệu đến việc dùng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường chăn nuôi. Lúc đầu dùng chế phẩm sinh học phun lên phân, rồi sau dùng trực tiếp cho gà ăn mang tên AT-YTB. Sau một thời gian dài mày mò, tìm hiểu, thử nghiệm một số loại chế phẩm sinh học, bà quyết định dùng chế phẩm Bio EM 5in1 của HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh).

Đây là chế phẩm sinh học dạng nước trộn với cám gạo theo tỷ lệ 4 lít/30kg, rồi ủ kín, sau 24 tiếng thì đem trộn hỗn hợp này với 1 tạ cám gạo rồi đậy kỹ lại. Trung bình mỗi ngày 3,5 vạn gà tiêu thụ khoảng 5kg cám gạo ủ chế phẩm sinh học ăn kèm với cám công nghiệp.

Chế phẩm sinh học khi đưa vào cùng thức ăn sẽ giúp con vật hấp thu dinh dưỡng tối ưu hơn, chất lượng trứng tốt hơn, chất thải ra giảm được mùi hôi, phân hủy nhanh, rất khô, xốp như tro, 4 tháng mới phải dọn 1 lần.

Bà Thu cho hay, nhờ áp dụng chế phẩm sinh học, bà đã thắng lớn. “Qua nhiều năm chăn nuôi, tôi nhận thấy, khi chưa áp dụng chế phẩm sinh học, con gà rất yếu, dễ nhiễm bệnh, phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Cách nuôi như vậy, khiến thịt và trứng gà tồn dư lượng thuốc kháng sinh, tác động đến sức khỏe và môi trường sống”, bà Thu chia sẻ. Lợi ích lớn của sử dụng chế phẩm sinh học là giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Chất thải ra giảm hẳn mùi hôi, phân hủy nhanh, rất khô, xốp như tro, 4 tháng mới phải dọn chuồng 1 lần. Loại phân này rất hợp để bón cho cây trồng canh tác theo quy trình VietGAP, hữu cơ nên được nhiều chủ trang trại đặt mua. Nhờ vậy, mỗi năm chị Hương thu được cả trăm triệu từ bán phân gà. Gà ăn chế phẩm sinh học, đẻ ra quả trứng màu sắc bóng rất đẹp, luộc lên lòng trắng ăn giòn sần sật, lòng đỏ ăn tơi xốp, béo ngậy, không khô đến dễ mắc nghẹn mà còn thơm đậm đà.

Bên cạnh sử dụng chế phẩm sinh học, bà Hương còn dùng rượu tỏi để phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho đàn gà. Phương pháp này tỉ mỉ, tốn nhiều công nhưng bù lại đàn gà luôn khỏe mạnh, không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Mỗi năm bà sử dụng hết chừng 2 tạ tỏi với 400 lít rượu cho trại gà 3,5 vạn cộng thêm chế phẩm sinh học và một lượng cám ta. Chế phẩm sinh học dạng nước mua về phải thêm cám gạo loại tốt, không có trấu, đưa lên miệng thử phải tan trên đầu lưỡi, vị ngọt đọng lại. Tất cả trộn theo công thức 4 lít chế phẩm sinh học đổ vào 30 kg cám ủ kín, hôm sau trộn hỗn hợp rất dính đó vào khoảng 1 tạ cám ta nữa rồi đậy kỹ lại, dùng dần. Nếu để hở ra là chết men, mốc cám, gà ăn vào dễ nhiễm bệnh. Cứ mỗi ngày 1 vạn gà ăn khoảng 1,2 tấn cám công nghiệp bà bốc cho thêm khoảng 1,5 kg cám ta ủ chế phẩm sinh học nên 1,2 tạ cám ủ dùng kèm với 100 tấn cám công nghiệp sẽ ăn được khoảng 30 ngày.

Năm 2020, sản phẩm trứng gà sinh học của trang trại bà Hương đã được Hội đồng thẩm định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP.Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Quang Sơn