Cụ thể, các nước thành viên ASEAN tiếp tục xây dựng lộ trình phát triển năng lượng tái tạo và giảm cường độ năng lượng tại khu vực vào năm 2030 thông qua triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

{keywords}
Các nước ASEAN đã thống nhất đưa mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% và giảm cường độ năng lượng xuống 32% vào năm 2025.

Các hoạt động chính của các Mạng lưới và các cơ quan chuyên môn năng lượng (SSN/SBE) bao gồm hoàn thành Diễn đàn ASEAN về than; triển khai các công việc trong các mạng lưới và các cơ quan chuyên môn năng lượng ASEAN năm 2019; thông qua kế hoạch thực hiện/các mốc quan trọng hàng năm cho năm 2020 để thực hiện hoàn thành giai đoạn 1 của Kế hoạch hành động hợp tác năng lượng ASEAN (APAEC).

Mặt khác, ghi nhận tiến trình sửa đổi các điều khoản tham chiếu của các mạng lưới năng lượng (SSN) bao gồm việc sửa đổi nhiệm kỳ Chủ tịch của mỗi SSN sẽ trùng với chu kỳ 5 năm thực hiện APAEC; ghi nhận nhiều sáng kiến mới khác nhau được thực hiện trong các SSN với sự hợp tác của các Đối tác đối thoại và các Tổ chức quốc tế; tiến độ của Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP); tiến độ triển khai lưới điện ASEAN (APG).

Năm ngoái, với tư cách là Trưởng SEOM của Việt Nam trong ASEAN, Bộ Công Thương đã chủ trì điều hành Hội nghị Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38. Hội nghị SEOM 38 đã cùng nhau đánh giá lại kết quả hoạt động về năng lượng của năm 2019 - 2020, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của Chương trình hợp tác năng lượng ASEAN (APAEC) giai đoạn 2016 – 2020, và thảo luận về dự thảo APAEC cho giai đoạn 2021 – 2025; trong đó một số nội dung cần có thời gian nghiên cứu, xem xét trước khi trình lên tại Hội nghị AMEM 38, gồm tỷ lệ giảm cường độ năng lượng, chủ tịch luân phiên và bản tham chiếu của các nhóm năng lượng.

Tư Giang, Đình Thành