Phao cứu sinh của người nghèo, người thất nghiệp

Từ Mục tiêu thiên niên kỷ tới Chương trình nghị sự 2030, vấn đề bức thiết đặt lên hàng đầu đó là chấm dứt đói nghèo. Những mục tiêu được đưa ra trong Kế hoạch hành động của bảo hiểm xã hội Việt Nam góp phần chấm dứt những nguyên nhân gây nghèo đói.

Trong số rất nhiều nguyên nhân gây nghèo đói thì rủi ro ốm đau là nguyên nhân gần như bất khả kháng. Nhiều hộ vừa thoát nghèo năm trước, năm sau lại tái nghèo do có người trong gia đình mắc bệnh cần chi trả chi phí điều trị bệnh cao hoặc kéo dài. Do đó, đảm bảo cho mọi người dân được chi trả những khoản chi phí khám chữa bệnh chính là thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh, tự chủ.

Khi mà nguy cơ bệnh tật đang có chiều hướng gia tăng, cùng với đó là giá các dịch vụ y tế cũng được điều chỉnh tăng dần hàng năm, thì việc tham gia BHYT với mức đóng không cao nhưng nếu mắc bệnh, kể cả các bệnh hiểm nghèo có chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám chữa bệnh không phân biệt giàu nghèo và được quỹ BHYT chi trả từ 80% đến 100% chi phí theo phạm vi và quyền lợi hưởng tùy thuộc nhóm đối tượng tham gia là quyết định sáng suốt nhất vì bản thân và gia đình. 

{keywords}
Bảo hiểm xã hội Việt Nam góp phần đẩy nhanh mục tiêu thiên niên kỷ. Ảnh minh họa.

Tính đến hết năm 2019, qua 25 năm thành lập, ngành BHXH đã giải quyết cho hơn 112,5 triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH. Trong 10 năm thực hiện chế độ BHTN, đã có khoảng 5 triệu người lao động thất nghiệp được hưởng trợ cấp, hơn 180 ngàn người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, hơn 1,39 triệu lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm.

Dịch Covid-19 xảy ra theo cách mà không ai có thể dự báo trước được quy mô và mức độ ảnh hưởng của nỏ. Bám sát Chỉ thị, chỉ đạo của những người đứng đầu Chính phủ, BHXH Việt Nam cũng khẩn trương phối hợp trong các công tác thanh toán chi phí điều trị cho những người nghi ngờ nhiễm virus, giải quyết chế độ ốm đau cho những người lao động phải nghỉ việc để điều trị virus.

Trong quý I năm 2020, dịch Covid-19 đã làm tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp từ 9-10% so với cùng kỳ năm 2019 và con số này chưa dừng lại. Trợ cấp thất nghiệp lúc này như chiếc phao cứu sinh góp phần ổn định đời sống vật chất cũng như tâm lý của người lao động trước khủng hoảng.

Đặc biệt, khi mà nhiều doanh nghiệp đang nôn nóng được giải quyết hồ sơ tạm dừng đóng BHXH do gặp khó khăn bởi Covid-19 thì nhiều lao động lại bày tỏ sự lo ngại về các chế độ BHYT, chế độ ốm đau, thai sản phát sinh trong thời gian tạm dừng đóng liệu có được giải quyết. Điều này cho thấy, quyền lợi của người lao động tuy gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, nhưng không phải là một.

Để đảm bảo trọn vẹn quyền lợi cho người lao động thì rất cần thiết có các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Riêng đối với vấn đề này, câu trả lời của BHXH Việt Nam đưa ra là vẫn giải quyết các chế độ BHXH, chi phí khám chữa bệnh BHYT phát sinh theo quy định do các doanh nghiệp chỉ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Quy định này đưa ra vừa giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về dòng tiền song vẫn đảm bảo nguyên tắc đóng-hưởng để duy trì được quyền lợi trước mắt cho người lao động. 

“Để không ai bị bỏ lại phía sau”

Mục tiêu BHXH toàn dân của Việt Nam cho thấy quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bảo đảm rằng: mọi người dân đều có quyền và cơ hội được tham gia và thụ hưởng BHXH, Nhà nước tạo hành lang pháp lý bảo đảm các quyền an sinh xã hội của người dân được thực hiện, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Một cách chính thức, tinh thần “để không ai bị bỏ lại phía sau” đã được đưa vào Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể, “không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác”.

Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc vì sự phát triển bền vững đã đặt ra 17 mục tiêu phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. “Không để ai bị bỏ lại phía sau” còn là lời cam kết của Việt Nam với thế giới cùng hành động vì con người, vì hành tinh, vì sự hòa bình và thịnh vượng.

Nhằm mục đích triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động quốc gia năm 2017 của Chính phủ, ngày 27/12/2018, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động số 5458/KH-BHXH. Theo đó, mục tiêu là thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Mục tiêu gồm 3 mốc giai đoạn là 2021, 2025 và 2030.

Trước mắt, phấn đấu đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi, khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHTN; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, những công việc trọng tâm cần thực hiện đó là tập trung đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN; đẩy nhanh tiến độ BHYT toàn dân; thu đầy đủ, kịp thời, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN. Khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tiến bộ công bằng xã hội.

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: Việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp, Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trách nhiệm của Sở LĐ-TBXH và BHXH.  

Đỗ Hạnh
Ảnh: Văn Điệp