Với nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ cùng sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Đại hội đảng bộ tỉnh với 12 chương trình hành động cụ thể và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó kết quả ở nhiều lĩnh vực tăng cao so với mặt bằng chung của cả nước. Kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá theo hướng phát triển bền vững. Tiềm lực khả năng cạnh tranh kinh tế và thương hiệu của tỉnh được cải thiện rõ nét.

{keywords}
Bình Dương đã cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp.

Bình Dương đã cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp

5 năm qua toàn tỉnh Bình Dương ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X với 18 mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 9,35%/năm, vượt kế hoạch đề ra. Qui mô GDP đến năm 2020 ước đạt trên 1,6 tỷ triệu đồng, gấp 1,7 năm 2015. GDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của vùng Đông Nam Bộ 141,2 triệu đồng, cao hơn 2,5 lần mức bình chung cả nước. Thu ngân sách nhà nước đạt và vượt cả về số thu và tốc độ tăng, với mức tăng bình quân hàng năm 11,2%. Dự kiến năm 2020 tổng thu là 62.200 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với tổng thu năm 2015.

Bình Dương là 1 trong 16 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách Trung ương, với tỷ lệ điều tiết là 64%, đứng thứ 3 cả nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2020 chiếm 35% GRDP. Trong 5 năm 2016 – 2020 đạt 535.585 tỷ đồng, tăng bình quân 13,3%/năm. Các ngành, các lĩnh vực đều có bước phát triển tích cực. Công nghiệp tiếp tục là ngành trụ cột tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Trong 5 năm qua, Bình Dương tiếp nhận có chọn lọc các dự án có hàm lượng công nghệ cao, bảo vệ môi trường, ít thâm dụng lao động theo đúng định hướng phát triển.

Trong 5 năm 2016 – 2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,64%/năm, qui mô ngành công nghiệp tăng 1,6 lần so với năm 2015 và chiếm 9,7% sản xuất công nghiệp cả nước. Công nghiệp hỗ trợ bước đầu có sự phát triển, gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, công nghiệp chế tạo. Từng bước chuyển dịch phát triển công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh. Các khu công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng kết nối, đáp ứng yêu cầu thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Tổng giá trị xuất khẩu trong 5 năm qua ước đạt 119.540 triệu đồng, tăng bình quân 9,31%/năm, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, phát triển xuất khẩu nhóm hàng công nghệ. Nhập khẩu tăng bình quân 10,86%/năm; chủ yếu là nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao; giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Thực hiện tốt Chương 3 trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, 100% xã và 100% huyện, thị đạt chuẩn nông thôn mới.

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đảm bảo mục tiêu phát triển, nâng cấp đô thị. Huy động, bố trí và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm. Các trục giao thông mang tính liên kết vùng, kết nối với các tỉnh, thành được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Đầu tư, nâng tổng công suất trạm nguồn điện đạt 3.833 MVA (gấp 1,75 lần so với đầu nhiệm kỳ). Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống thoát nước, cấp nước sạch; xây dựng các nhà máy xử lý và hệ thống thu gom nước thải tại 3 thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và thị xã Tân Uyên. Nhiều công trình, dự án về chỉnh trang đô thị và phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư, tạo không gian đô thị hiện đại, văn minh. Đến nay, Tỉnh đã hoàn thành việc nâng loại đô thị theo lộ trình.

Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh Bình Dương đã thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả tốt, thu hút được 30.270 doanh nghiệp trong nước đăng ký mới và bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký là 212.800 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp trong nước đến nay là 49.900 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 358.800 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài hơn 11,75 tỷ đô la Mỹ (Nghị quyết 7 tỷ đô la Mỹ), chiếm trên 82% tổng vốn đầu tư đăng ký, nâng tổng vốn số dự án đầu tư nước ngoài đến nay là 3.955 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 35,7 tỷ đô la Mỹ

Hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ được đầu tư, nâng cấp. Ngành du lịch tiếp tục phát triển; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Dương được đẩy mạnh. Xuất khẩu tăng bình quân 9,31%/năm; cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, phát triển xuất khẩu nhóm hàng công nghệ.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế hiện chỉ còn 2,51% nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định, nhờ việc thay đổi tư duy sản xuất cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,47%/năm, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015. giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Thực hiện tốt Chương 3 trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, 100% xã và 100% huyện, thị đạt chuẩn nông thôn mới. Bình Dương được Trung ương đánh giá là lá cờ đầu của cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2019, 100% các xã của Bình Dương đã đạt chuẩn NTM, hoàn thành kế hoạch trước 1 năm.

Nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Bình Dương đã tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

Đến nay, các trục giao thông mang tính liên kết vùng, kết nối với các tỉnh, thành được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Đầu tư, nâng tổng công suất trạm nguồn điện đạt 3.833 MVA (gấp 1,75 lần so với đầu nhiệm kỳ). Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống thoát nước, cấp nước sạch; xây dựng các nhà máy xử lý và hệ thống thu gom nước thải tại 3 thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và thị xã Tân Uyên.

Hạ tầng đô thị đã thu hút thêm dự án xây dựng Thành phố mới Bình Dương. Chủ trương đô thị hóa tiếp tục được thực hiện đồng bộ giữa cải tạo đô thị hiện hữu với xây dựng đô thị mới và thực hiện chiến lược phát triển đô thị thông minh. Bình Dương đã liên tiếp 2 lần được diễn đàn Cộng đồng thành phố thông minh thế giới vinh danh là 1/21 thành phố khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới. Đến nay, Tỉnh đã hoàn thành việc nâng loại đô thị theo lộ trình.

Bình Dương với các chiến lược đột phá của mình đã tạo được niềm tin và trở thành điểm ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư. Từ đầu nhiệm kỳ đến hết tháng 6/2020 tỉnh đã thu hút thêm 25.800 doanh nghiệp đăng ký mới và hơn 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến hết tháng 6/2020 toàn tỉnh đã có 45.500 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký đạt 400.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần số lượng doanh nghiệp và gấp 2,9 lần về số vốn so với năm 2015. Bình Dương hiện đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều nhất.

Luôn chăm lo phát triển văn hóa–xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh luôn chăm lo phát triển văn hóa – xã hội. Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tiếp tục được triển khai đồng bộ, đổi mới về phương thức, giải pháp thực hiện. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh đến cuối năm 2020 dưới 1%. Xã hội hóa công tác trợ giúp xã hội được đẩy mạnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Công tác chăm lo đời sống cho công nhân lao động và tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng lao động, người lao động ngày càng hiệu quả, thiết thực. Thực hiện hiệu quả các phiên giao dịch việc làm, hàng năm tạo việc làm cho khoảng 46.500 lao động.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám, điều trị bệnh của người dân. Các chiến dịch truyền thông, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm được triển khai đồng bộ; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đạt kế hoạch. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ngành y tế được quan tâm đầu tư, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, hoàn thiện (trong nhiệm kỳ đã đưa vào khai thác 04 bệnh viện tư nhân và đưa vào sử dụng trên 1.700 giường bệnh mới); triển khai đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng nhiều cơ sở y tế cấp tỉnh. Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, thu hút được nhiều thành phần tham gia, đến nay toàn tỉnh có 878 cơ sở y tế ngoài công lập.

Các thiết chế văn hoá, thể thao tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Tỉnh đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao quốc gia và quốc tế. Công tác bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng được thực hiện đúng quy định. Phong trào thể dục thể thao có sức lan tỏa cao, công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao được triển khai đạt kết quả theo đề án của tỉnh; vị trí về thứ hạng của thể thao Bình Dương tiếp tục duy trì và nâng cao trên đấu trường quốc gia.

Khuyến khích đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại

Trong nhiệm kỳ vừa qua, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tỉnh. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (đã đầu tư mới 92 công trình trường học, với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; gồm 77 công trình vốn ngân sách, gần 4.500 tỷ đồng và 15 công trình xã hội hóa, trên 500 tỷ đồng; ngoài ra, còn 80 cơ sở giáo dục ngoài công lập do doanh nghiệp đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có 669 trường học, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 74,4% (Nghị quyết 70-75%).

Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ hiện đại, đổi mới, sáng tạo, phát triển mạnh mẽ, nhất là công nghệ thông tin. Thành lập Trung tâm Sáng kiến cộng đồng - Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh, phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm thông minh tại các trường đại học, cao đẳng; hình thành và phát triển các vườn ươm doanh nghiệp. Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phát triển mạnh, rộng khắp; việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong cơ quan nhà nước được tốt hơn.

Chỉ còn 10 ngày nữa, vào ngày 13/10 tới đây, Đảng bộ tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ phát triển mới. Những thành quả quan trọng Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua là nền tảng quan trọng để Bình Dương đưa Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 11 sớm đi vào cuộc sống, phấn đấu xây dựng Bình Dương thành trung tâm công nghiệp phát triển, đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Bạch Dương