Nếu như năm 2020, xuất khẩu Việt Nam đã bứt tốc nhờ việc tận dụng các đơn hàng dịch chuyển từ các khu vực bị đóng cửa sản xuất do dịch bệnh như Đông Âu, Nam Mỹ thì nay nguy cơ xảy ra tình trạng ngược lại đang hiện hữu.

Nếu dịch còn kéo dài mà toàn bộ hoạt động sản xuất vẫn đình trệ thì hậu quả cho nền kinh tế và xã hội rất nghiêm trọng. Nên phải tìm ra cách chung sống với dịch, sản xuất ngay cả khi có dịch.

Do vậy, nền kinh tế cũng cần được tiêm vaccine, mà vaccine ở đây không gì khác là chính sách, biện pháp nhất quán từ Trung ương đến địa phương nhằm động viên, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện dịch bệnh.

{keywords}
Vì dịch bệnh còn khả năng kéo dài nên cần xác định vừa chống dịch vừa phải duy trì sản xuất, hoạt động kinh tế đến mức tối đa có thể được.

Trong công văn gửi các địa phương, Bộ Công Thương khẳng định "việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn."

Doanh nghiệp là thành phần duy trì và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong mọi tình huống, luôn cần cân nhắc đến việc đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Nói cách khác, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, cơ sở dịch vụ cũng cần được bảo vệ, thông qua những biện pháp làm giảm thiểu tác động, thiệt hại từ các thử thách, trong trường hợp này là các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Nếu phải đóng cửa nửa tháng, một tháng, doanh nghiệp còn có thể chịu đựng để vượt qua. Nhưng nếu phải đóng cửa lâu hơn, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vượt qua điểm gãy, kể cả khi dịch qua đi, cũng sẽ rất khó phục hồi.

Lê Na