Một trong những điểm quan trọng trong cải cách chính sách BHXH được đề cập tới trong Nghị quyết 28-NQ/TW là chú trọng đến lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức. Thí dụ, một trong những mục tiêu đến 2025, trong số 45% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH, nông dân, lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.

{keywords}
Hội viên nông dân tham gia các buổi đối thoại ở Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Hằng

Ông Trần Hải Nam, Vụ phó Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định, việc Trung ương đưa ra các chỉ tiêu trong phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung và trong đó có đối tượng thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện nói riêng, thể hiện quan điểm rất rõ ràng trong việc cần phải đẩy mạnh phát triển phạm vi bao phủ của chính sách BHXH trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Nhìn lại con số tham gia BHXH tự nguyện qua 10 năm triển khai thực hiện, tính đến 31/12/2018, cả nước mới có 270.779 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 0,55% lực lượng lao động trong độ tuổi. Như vậy, để đạt mục tiêu mà nghị quyết TƯ 7 đặt ra là 1% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện vào năm 2021 và 2,5% vào năm 2025 là một nhiệm vụ không hề đơn giản, cần phải thể hiện quyết tâm chính trị, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với công tác này.

{keywords}
Chú trọng đến lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức.

Chặng đường khoảng 10 năm đó, “chúng ta mới chỉ phát triển được hơn 200 nghìn mà từ nay đến các năm 2021, 2015, thời gian cũng không còn dài để chúng ta có thể đẩy mạnh diện bao phủ. Rõ ràng đây là một nhiệm vụ đặt ra với cơ quan BHXH – cơ quan tổ chức và triển khai chính sách này và với các cơ quan quản lý Nhà nước về việc này”, ông Trần Hải Nam cho biết.

Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương

Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; cùng với đó là Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3-8-2018 về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Ở đây tinh thần của nghị quyết này là gắn các nhiệm vụ phát triển đối tượng, xác định đây là một trong những nhiệm vụ gắn với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để phát huy sự vào cuộc của toàn thể các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để cùng tham gia phát triển đối tượng bảo hiểm.

Theo đó, giai đoạn 2019-2020 giao UBND các tỉnh, thành phố căn cứ thực tế địa phương mình để tự xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, giao cho các địa phương triển khai thực hiện… Từ năm 2021 trở đi, Chính phủ sẽ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thông qua các hệ thống phát triển mạng lưới thu, các đại lý thu BHXH, trong đó có phối hợp với Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam để đẩy mạnh khai thác phát triển đối tượng này.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Cùng với chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp cùng với BHXH Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả ước tính đến hết Quý III/2019, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên hơn 450 nghìn người, chiếm khoảng 0,9% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Như vậy, mục tiêu 1% vào năm 2021 về cơ bản là hoàn toàn có thể đạt được vì hết năm nay chúng ta cơ bản hướng tới đạt được mục tiêu này.

Như vậy có thể thấy mặc dù các chỉ tiêu cho các giai đoạn 2021-2025 hay 2030 với tỷ lệ bao phủ mở rộng các chính sách BHXH đòi hỏi sự vào cuộc, tham gia và có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh diện bao phủ này, khi các cơ quan cùng vào cuộc với nhau thì chỉ số cũng đã được cải thiện đáng kể.

Cả ở góc độ chính sách, cả ở góc độ sự chỉ đạo, quan tâm của chính phủ, các địa phương, các mục tiêu này mặc dù khó nhưng sẽ thực hiện được.

Lê Tình
Ảnh: Quốc Huy