Cùng nhau cải tạo vườn tạp

Từ những mảnh vườn rộng hơn 1 sào trước đây trồng nhiều loại cây bóng mát và cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế không cao. 2 năm gần đây, nhiều nông hộ ở xã xã Ia Sol quyết định cải tạo lại mảnh vườn bằng cách thuê người chặt hạ hết các loại cây kể trên rồi chở đất phù sa ngoài ruộng về bồi đắp lên để trồng cà pháo, và các loại cây trồng khác.

Năm 2016, khi vườn cà phê 3 ha của gia đình đã đến thời kỳ già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp, ông Trần Văn Xuân quyết định phá bỏ 1,4 ha để trồng 450 cây bơ theo quy trình VietGAP.

{keywords}
Việc cải tạo vườn tạo, chuyển đổi cây trồng trong thời gian qua đã góp phần phát huy tiềm năng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và giảm nghèo bền vững.

Hai năm sau, vườn bơ bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 7 tấn. Mùa bơ mới đây, sản lượng thu hoạch đạt hơn 13 tấn. Với giá bán 30 ngàn đồng/kg bơ loại 1 và 20 ngàn đồng/kg bơ loại 2, gia đình ông Xuân thu về 300 triệu đồng.

Gia đình ông Phan Văn Quang ở thôn Thắng Lợi 1 có mảnh vườn rộng hơn 1 sào trước đây trồng nhiều loại cây bóng mát và cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Ông Quang quyết định cải tạo lại mảnh vườn bằng cách thuê người chặt hạ hết các loại cây kể trên rồi chở đất phù sa ngoài ruộng về bồi đắp lên để trồng cà pháo.

Sau gần 3 tháng xuống giống, vườn cà pháo trĩu quả. Mỗi tuần, ông Quang hái bán 200 kg. Với giá bán ổn định 30.000 đồng/kg tôi thu về 6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng 5,4 triệu đồng/tuần. Nếu giá cứ ổn định như vậy thì trong mỗi vụ thu hoạch cà pháo gia đình có tổng thu nhập trên 100 triệu đồng/sào.

Ở thôn Thắng lợi 1, hầu hết các hộ dân đều trồng rau xanh trong vườn nhà để bán. Sau khi cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng 1,5 sào rau ngót, gia đình ông Chỉ còn thiết kế hệ thống béc phun để tiết kiệm nước và thời gian, công sức. Trồng rau ngót giống địa phương ít bị sâu bệnh nên khâu chăm sóc khỏe hơn nhiều so với các loại rau khác. “Chủ yếu là tưới nước, làm cỏ và dùng phân bón phun qua chứ gần như không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật”-ông Chỉ nói. 

Khu vực các thôn Thắng Lợi 1, 2, 3, 4 thuộc xã Ia Sol có nguồn nước tưới dồi dào nhờ hệ thống kênh chính thủy lợi Ayun Hạ đi qua. Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào kinh tế mới ở tỉnh Ninh Bình vào sinh sống từ hơn 20 năm trước, mang theo nghề trồng rau xanh từ lâu đời. Tuy nhiên, trước đây, mỗi hộ chỉ trồng một đám rau nhỏ để phục vụ nhu cầu bữa ăn của gia đình.

Chỉ ít năm lại đây, phong trào cải tạo vườn tạp trồng rau xanh mới phát triển rầm rộ. Hiện nay, khu vực các thôn Thắng Lợi đã trở thành vùng chuyên canh rau xanh với đủ các loại rau phục vụ nhu cầu thị trường. Ông Nguyễn Hữu Khóa-Chủ tịch UBND xã Ia Sol-cho biết: Toàn xã có hơn 25 ha rau xanh, chủ yếu tập trung ở các thôn Thắng Lợi 1, 2, 3, 4.

Đời sống kinh tế bà con trong thôn khá dần lên

Hai bên con đường thảm nhựa rộng rãi là các khu vườn xanh mướt đủ loại rau ăn lá, củ, quả. Nhiều hộ thiết kế hệ thống béc phun bơm tưới cho rau rất bài bản. Thôn có 219 hộ thì 200 hộ chuyên canh rau xanh. Mùa nào thức nấy, hàng ngày có đến mấy chiếc xe tải vào tận nơi để gom rau chở đi bán ở Đà Nẵng, Đak Lak và TP. Hồ Chí Minh. Nhờ trồng rau mà đời sống kinh tế bà con trong thôn khá dần lên, nhiều hộ xây được nhà tầng.

Không chỉ cải tạo vườn tạp để trồng rau, nhiều hộ còn chuyển hướng trồng cây ăn quả như ổi, mít… 

Mô hình trồng cây tiêu và mít nghệ thay thế vườn tạp cho 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Kriêng và 3 làng ở xã Ia Krêl. Dự án có 41 hộ với 5.544 trụ tiêu (3,09 ha) và 28 hộ trồng cây mít nghệ với 1.680 cây (7 ha) do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì. Trong đó, người dân được hỗ trợ 50% trụ tiêu và hỗ trợ 100% giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Giống được chọn đưa vào cải tạo vườn tạp gồm tiêu Ấn Độ, Vĩnh Linh và giống mít nghệ M99-I, TJF.

Sau 3 năm triển khai, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả. Mô hình trồng cây mít nghệ được triển khai với 60 cây/hộ, giúp người dân cải tạo vườn tạp, sử dụng hiệu quả đất vườn. Anh Kpuih Hyut (làng Lung 2, xã Ia Kriêng) cho hay: Trước đây, vườn nhà chỉ trồng một ít bời lời. Giờ được Nhà nước hỗ trợ trồng mít tôi thấy cây mít phát triển rất nhanh, không sâu bệnh và chăm sóc đơn giản. Gia đình hy vọng sau khi mít ra trái có thể tiêu thụ được, giúp có thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết: Ban đầu, việc chọn giống cây trồng để thực hiện mô hình rất khó khăn, bởi với cây trồng dài ngày như cà phê, cao su thì diện tích đất vườn của người dân ít, khó thực hiện, không hiệu quả. Cơ quan chuyên môn đã chọn cây tiêu và cây mít nghệ. Với cây mít nghệ, tính khả thi và hiệu quả rất cao, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới, bởi phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Cây tiêu là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, sâu bệnh trên cây tiêu phức tạp, khó xử lý nên rất khó nhân rộng mô hình.

Định hướng cho người dân trong thời gian tới là mở rộng mô hình trồng mít nghệ, mở rộng thị trường và thu hút nhà đầu tư trong công tác thu mua mít nghệ trên địa bàn huyện. Trước mắt, mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Việc cải tạo vườn tạo, chuyển đổi cây trồng trong thời gian qua đã góp phần phát huy tiềm năng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và giảm nghèo bền vững.

Mạnh Hưng
Ảnh: Văn Bắc