Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Riêng đầu tháng 6, đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 độc lực cao tại Cao Bằng, Hòa Bình. Đây là chủng cúm gia cầm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Cụ thể, tại tỉnh Hòa Bình, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 5.000 con của hộ một hộ chăn nuôi tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.

Tại tỉnh Cao Bằng, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 175 con của hộ một hộ chăn nuôi tại phường Ngọc Xuân, TP.Cao Bằng.

{keywords}
Nêu cao tinh thần chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, đảm bảo môi trường chăn nuôi an toàn, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại trên diện rộng. Ảnh Tuấn Kiệt

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôntỉnh Đắk Lắk đã triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 1 năm 2021” và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 206 đến 207-2021.

Sở đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung ứng hơn 4000 lít hóa chất cho 15 huyện, thị xã, thành phố và 5 trạm kiểm dịch động vật nhằm chủ động khống chế, ngăn chặn virus gây bệnh phát tán và lan rộng.

Những trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm phải tự lo vật tư, kinh phí và tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chuyên môn thú y.

Theo đó, các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần một lần; vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển; quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và thu gom phân rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn.

Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thì tiến hành phun tiêu độc, khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở, các phương tiện vận chuyển ra, vào cơ sở. Tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm động vật, tiến hành quét dọn và phun thuốc toàn bộ khu vực buôn bán, giết mổ, các vật dụng liên quan vào cuối mỗi buổi chợ; phun khử trùng phương tiện và dụng cụ vận chuyển khi ra vào, chợ…

Việc vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi được thực hiện theo nguyên tắc:

-Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ vì trong phân có chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh đặc biệt là Salmonella (Salmonella: là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương, và khớp xương).

-Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi đã làm sạch các bề mặt chuồng trại, dụng cụ...

-Vì các vi sinh vật sống và phát triển kém ở môi trường khô nên phải để khô hoàn toàn.

Tuấn Kiệt