Theo Báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên 2020 của Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề rất mới mà nền kinh tế đang phải đối mặt sau hơn một năm đối phó với đại dịch Covid-19.

Để tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt mục tiêu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những động lực quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 3/2020, ước giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 61.591 tỷ đồng, bằng 13,1% kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 đạt 11,2% kế hoạch). 

{keywords}
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để hướng tới phục hồi và phát triển

Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy,  giải ngân thêm 1% kế hoạch vốn đầu tư công giúp GDP tăng trưởng 0,06 phần trăm. Nếu năm  2020 giải ngân 100% kế hoạch vốn, GDP sẽ tăng thêm 0,42 - 0,54 phần trăm và kéo theo hàng loạt ngành liên quan cả trực tiếp lẫn gián tiếp tăng trưởng, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, ba năm trở lại đây, đầu tư công không có dự án mới là điều rất đáng lo ngại. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như các dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020... không được để chậm trễ như vừa qua. 

“Đó đều là các dự án có mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng của nền kinh tế cho nên cần thúc đẩy tiến độ. Nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi làm theo đúng quy trình thì sẽ tìm được giải pháp”, ông Cung đề xuất.

Là một trong những đơn vị có nhiều dự án đầu tư công bị vướng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị, việc xây dựng những cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn, trong đó ưu tiên công trình trọng điểm, cấp bách như điện, giao thông. 

Theo các chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam cần chủ động xây dựng các kịch bản chính sách kinh tế ứng phó khác nhau tùy theo thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch. 

Nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc chỉ kéo dài đến hết quý 2 thì phản ứng chính sách nên mang tính “hỗ trợ” như: tạm thời kéo dài thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho hộ gia đình. Hỗ trợ chính sách tiền tệ, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hồng Hạnh